Ai có thể lý giải Cái Ác? – PHANBOOK.VN

Ai có thể lý giải Cái Ác?

Paul Ricoeur (1913 - 2005) là một triết gia người Pháp theo đạo Tin Lành. Ông được coi là một trong những triết gia quan trọng nhất của thế kỷ XX. Tác phẩm Cái ác - Một Thách Thức Đối Với Triết Học Và Thần Học là văn bản thuyết trình của Paul Ricoeur tại khoa Thần học của Đại học Lausanne vào năm 1985.

Cấu trúc của quyển sách gồm ba phần. Phần đầu tiên nói về mức độ phức tạp của vấn đề cái ác từ góc độ Hiện tượng học. Phần thứ hai bàn về bản chất và nguồn gốc của cái ác. Phần cuối nói về suy nghĩ, hành động và cảm thụ liên quan đến cái ác như một giải pháp thay thế mà Ricoeur đưa ra cho vấn đề này.

Ricoeur cho rằng Biện thần luận đã đưa ra một lời giải thích không thỏa đáng cho vấn đề cái ác. Mình đã có cơ hội biết đến Biện thần luận qua tác phẩm Candide - Chàng Ngây Thơ của Voltaire và mình cũng không hài lòng với quan điểm của Biện thần luận. Biện thần luận bắt nguồn từ triết gia Leibniz, cho rằng thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới tốt nhất trong tất cả những thế giới khả hữu bởi vì nó được bàn tay của Đấng toàn năng tạo ra. Biện thần luận được xem như là sự bảo vệ cho sự nghiệp tốt lành của Thượng đế để chống lại những than phiền của con người về những sự việc mâu thuẫn với sự tốt lành ấy. Chính vì tính biện minh của nó, Biện thần luận luôn phải vật lộn với câu hỏi: “Nếu Thượng đế tốt lành và toàn năng thì tại sao cái ác lại hiện hữu trên thế gian?”.

Bình thường, cái ác được chia làm hai loại là cái ác luân lý (xuất phát từ những hành động có ý thức tự do của con người) và cái ác tự nhiên (hậu quả của những chuyển biến thiên nhiên). Quan điểm phân loại cái ác này rất mới mẻ đối với mình, bởi vì trước giờ mình chỉ nghĩ đến cái ác chỉ có nghĩa là sự phạm tội đối với người khác, nghĩa là cái ác luân lý theo sự phân loại như trên. Có lẽ cũng có nhiều người nghĩ cái ác chỉ có một loại giống như mình, vì vậy mình nghĩ rằng thay thế từ “cái ác” trong tác phẩm này thành từ “sự dữ” sẽ hay hơn, vừa không thay đổi nghĩa, vừa gợi ra một cảm giác sâu và rộng hơn “cái ác”.

Ảnh: Hải Miên

Sự phân loại cái ác của Ricoeur lại càng mới lạ hơn đối với mình. Truyền thống Tây phương Do Thái-Kitô giáo có xu hướng đánh đồng cái ác với tội lỗi, đau khổ và cái chết. Tuy nhiên, đối với Ricoeur, nếu xem đau khổ là điểm quy chiếu, ông thấy rằng bản thân chúng ta có thể gây ra đau khổ cho người khác hoặc gánh chịu đau khổ từ bên ngoài, từ đó cái ác được nhìn nhận thành hai loại khác nhau, đó là cái ác đã phạm và cái ác phải gánh chịu.

Hai cách hiểu này về cái ác thuộc về các phạm trù không đồng nhất, đó là quở trách và than thở. Sự quở trách biểu thị phán quyết lên án khi người thực hiện hành động bị tuyên là có tội và đáng bị trừng phạt, còn sự than thở cho thấy một người đang trải qua đau khổ. Sự quở trách và sự than thở đối lập nhau ở chỗ sự quở trách khiến một người trở thành thủ phạm, trong khi sự than thở cho thấy rằng một người là nạn nhân.

Ricoeur đã không giải thích tường tận nguồn gốc của cái ác, bởi vì nó vẫn là một thách thức vĩ đại. Phần lớn, ông chỉ đưa ra những nhận xét cá nhân về các cách lý giải cái ác của các triết gia khác. Tuy nhiên, ông đã gợi ra nhiều suy nghĩ mới cho mình. Như ông đã nói ở đầu sách, quan trọng là thái độ đón nhận thách thức của chúng ta: suy tư ít hơn, suy tư nhiều hơn, hay suy tư khác đi? Đối với mình là suy tư nhiều hơn. Mình cần phải học và đọc nhiều thêm để hình thành cách lý giải của chính mình về cái ác. Trong cuốn sách mỏng này vẫn còn quá nhiều điều khó hiểu, nhưng mình chỉ cần tìm ra một phần câu trả lời của riêng mình là đã cảm thấy thỏa mãn.

Chấm điểm: 8/10.

- Bài review của bạn Phạm Nữ Hoài Giang trong group Maybe You Can't Stop Reading It

#Phanbook #Cái_Ác #Paul_Ricoeur

Nguồn: https://www.facebook.com/groups/fcontent/permalink/1452779648543191/

BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

TAGS

bao chi binh luan nganh xuat ban chinh tri Cảm nhận tieu thuyet sách Nguyễn Ngọc Thuần cảm nhận Trịnh Công Sơn Bob Dylan John C. Schafer Ky uc lac loai Tu sach danh tac Sách W. G. Sebald Tin tuc Một chuyến đi Nguyễn Nguyên Phước Review Tiểu thuyết CỬU LONG David Biggs Đầm Lầy để thương yêu vừa trong tầm với lê an nhiên tản văn review Để thương yêu vừa trong tầm với Lê An Nhiên Linh Son Cao Hanh Kien nobel van chuong Những con đường tơ lụa Lịch sử thế giới Peter Frankopan Pachinko Min Jin Lee hoa cúc dại Kim Ân Truyện ngắn Hiền Trang Dưới mái hiên đêm những khách lạ truyện ngắn Shosha tiểu thuyết Isaac Bashevis Singer heinrich boll xuat ban Khó mà tìm được một người tốt Flannery O’Connor Flannery O'Connor Du Tử Lê Khúc Thụy Du Thơ Kính sợ và run rẩy Kierkegaard Bình luận Ký ức lạc loài Ký ức của ký ức Nguyễn Vĩnh Nguyên Đà Lạt W.G. Sebald Lên đồi hái sim Thảo Nguyên Nikos Kazantzaki Bửu Ý Mùi hương trầm Nguyễn Tường Bách Kafka Lam Phương Trăm nhớ ngàn thương Nguyễn Thanh Nhã Tiểu sử Chân dung Tủ sách Tân nhạc KÝ ỨC CỦA KÝ ỨC Pedro Páramo Juan Rulfo Pedro Páramo Trăm năm cô đơn Sài Gòn Nguyễn Gia Trí Sáng tạo tin tức Tản văn Đầm lầy Từng bước chân nở hoa Ko Un Nhà thơ Phật giáo Little Pilgrim Sudhana Kinh Hoa Nghiêm hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Thích Phước An Tuệ Sỹ Bùi Giáng Phạm Công Thiện Hoài Khanh Võ Hồng Nguyễn Đức Sơn Quách Tấn Vỡ mộng André Gide Vườn đá tảng phương Đông Nikos Kazantzakis