Để thương yêu vừa trong tầm với - Tự tìm thấy niềm yêu trong đời. – PHANBOOK.VN

Để thương yêu vừa trong tầm với - Tự tìm thấy niềm yêu trong đời.

Cô rời Việt Nam đi du học. Cô đi làm phiên dịch và chứng kiến những người Việt Nam khác đang bươn bả tìm cách sinh tồn ở xứ người, mà đôi khi những câu nói buộc tội như “vì tiền mà” hay “du học sướng lắm” có thể khiến cô chạnh lòng. Cô buồn bã vì bị bạn phản bội. Cô băn khoăn liệu tương lai sẽ đi về đâu.

Đó là một phần rất đỗi bình thường mà Lê An Nhiên trải qua mỗi ngày, khi cô quyết định đi du học ở Đài Loan, với sức khỏe không được tốt lắm và nhiều lo lắng, nghĩ suy ở quê nhà còn dang dở.

Lê An Nhiên thuộc một thế hệ người trẻ Việt Nam rất khác. Họ không khoác lên mình một cái áo quá rộng của ý thức hệ, tự hào dân tộc hay kỳ vọng chinh phục thế giới. Họ có những ước mơ nhỏ, được bừng nở và bơi trong giấc mơ nghề nghiệp, được sống ở chân trời khác và tự tìm thấy niềm yêu trong đời. Một thế hệ đầy bản sắc cá nhân, nhiều khúc mắc không thể lên đài radio nghe tâm sự đêm khuya mà giải đáp, nhưng đồng thời họ nhìn thấy rất nhiều khả thể khác của đời sống.

Nhiên kể chuyện chân cô bị thương vì bạn lỡ tay bạt con dao vào, nhưng thay vì đi tìm buộc tội đứa bạn đó, hay nghỉ chơi nhau, hay ba mẹ làm dữ, thì mọi chuyện được yên tĩnh trôi qua. Cha mẹ giúp cô chăm sóc vết thương. Cô lớn lên vẫn là bạn của cái đứa “chơi dao” đó.

Nhiên kể về chuyện cô yếu sức khỏe, nhưng rồi cô quen với thể trạng vậy, và thấy à hóa ra vẫn có cách để du học, làm việc, sống mỗi ngày, dù sức khỏe không hoàn hảo cho lắm.

Cuộc đời không hẳn toàn bi kịch, và cũng chẳng đầy những thứ trắng-đen kịch tính hùng hồn. Mà sống ở trong đời, là chấp nhận những khoảng màu sáng và màu thẫm, trân trọng cảm xúc bản thân và cứ vậy từng ngày mình sẽ bơi qua quãng khó khăn ấy.

Lâu rồi, tôi thấy tim mình chậm rãi lại, khi đọc các tình huống đập vào đời sống của Nhiên: không phải cứ đi lao động ở Đài Loan là khốn khổ, không phải cứ là du học sinh thì ngon lành sung sướng, không phải có cha mẹ tài trợ là thoải mái ăn chơi, không phải cứ cắm đầu trong quán ăn vất vả thì là người Việt khốn khổ. Mỗi con người mà Nhiên gặp (hay chính Nhiên) đơn thuần là xử lý vấn đề của họ, để cuộc sống tốt lên, hoặc kỳ vọng tương lai đầy đặn hơn.

Chân thành. Và chậm chạp sống.


Để thương yêu vừa trong tầm với - có nghĩa chính xác là như vậy. Một tập viết ngắn. Đọc để yên tâm. Nghĩ chút xíu để thấy thật là gần với mình biết mấy.

Nhiên giờ vẫn đang lứa 20, vẫn đang vi vu ở Đài Loan đi học, đi làm, thỉnh thoảng đi vòng vòng ở Lào, ở Hà Nội chơi. Như tất cả chúng ta sẽ lớn lên, hiểu rằng yêu thương không phải trắng đen rành rọt, mà là yêu từng dấu vết của cảm xúc đó ở mãi trong tim mình.

Chứng kiến Nhiên viết mỗi ngày, và có tác phẩm mới, tôi thật sự thích thú vì cách em chọn lựa con đường viết.

- Khải Đơn
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

TAGS

bao chi binh luan nganh xuat ban chinh tri Cảm nhận tieu thuyet sách Nguyễn Ngọc Thuần cảm nhận Trịnh Công Sơn Bob Dylan John C. Schafer Ky uc lac loai Tu sach danh tac Sách W. G. Sebald Tin tuc Một chuyến đi Nguyễn Nguyên Phước Review Tiểu thuyết CỬU LONG David Biggs Đầm Lầy để thương yêu vừa trong tầm với lê an nhiên tản văn review Để thương yêu vừa trong tầm với Lê An Nhiên Linh Son Cao Hanh Kien nobel van chuong Những con đường tơ lụa Lịch sử thế giới Peter Frankopan Pachinko Min Jin Lee hoa cúc dại Kim Ân Truyện ngắn Hiền Trang Dưới mái hiên đêm những khách lạ truyện ngắn Shosha tiểu thuyết Isaac Bashevis Singer heinrich boll xuat ban Khó mà tìm được một người tốt Flannery O’Connor Flannery O'Connor Du Tử Lê Khúc Thụy Du Thơ Kính sợ và run rẩy Kierkegaard Bình luận Ký ức lạc loài Ký ức của ký ức Nguyễn Vĩnh Nguyên Đà Lạt W.G. Sebald Lên đồi hái sim Thảo Nguyên Nikos Kazantzaki Bửu Ý Mùi hương trầm Nguyễn Tường Bách Kafka Lam Phương Trăm nhớ ngàn thương Nguyễn Thanh Nhã Tiểu sử Chân dung Tủ sách Tân nhạc KÝ ỨC CỦA KÝ ỨC Pedro Páramo Juan Rulfo Pedro Páramo Trăm năm cô đơn Sài Gòn Nguyễn Gia Trí Sáng tạo tin tức Tản văn Đầm lầy Từng bước chân nở hoa Ko Un Nhà thơ Phật giáo Little Pilgrim Sudhana Kinh Hoa Nghiêm hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Thích Phước An Tuệ Sỹ Bùi Giáng Phạm Công Thiện Hoài Khanh Võ Hồng Nguyễn Đức Sơn Quách Tấn Vỡ mộng André Gide Vườn đá tảng phương Đông Nikos Kazantzakis