Ký ức của ký ức: Một cuộc lữ đầy hiện sinh với cõi thế – PHANBOOK.VN

Ký ức của ký ức: Một cuộc lữ đầy hiện sinh với cõi thế

Ký ức của ký ức là tên tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên (Phanbook & NXB Phụ Nữ Việt Nam, 12/2019), viết về một thế giới rất riêng mà chung: Đà Lạt, sau hai cuốn khảo cứu nổi tiếng của anh cũng về thành phố ám ảnh này.


Bìa cuốn sách Ký ức của ký ức

Tiểu thuyết có cấu trúc đan xen, trộn lẫn, hư cấu giữa mộng và thực, nhân vật vừa là người kể chuyện quá khứ vừa làm một cuộc lữ đầy hiện sinh với cõi thế. Tác giả ngồi bày ký ức để tìm ta gương mặt cũ đan xen trong gương mặt mới nơi quán cà phê T. nổi tiếng ở Đà Lạt đã giữ lại toàn bộ con người và thời gian trong nó, bằng những bức tranh ám khói, đèn vàng, tấm cửa kính dài sọc nhìn ra phố ngang dọc người qua lại, khi thưa thớt, khi như vỡ trận sau tiếng tăm của những bài viết phóng bút tưởng chừng như có kèm chất hòng tận diệt cái thành phố kỳ lạ này.

Người đàn ông tuổi bốn mươi viết, kẻ thơ ngây kể chuyện về một nơi ẩn trong sương mù với những kẻ lạc nhau. Rõ ràng đó là một người đang yêu nửa muốn tìm lối thoát nửa không.

Nhưng mà là yêu ai?

Tất cả những gì họ có. Những ẩn ức, tổn thương thế hệ và cả chứng buồn nôn hoang tưởng về bản thể ngay ngắn không chống đỡ nổi một ly cà phê pha rhum.

Ai đó tìm thứ gì trong đó? Những âm thanh cùng không gian với nỗi buồn chán kiếp người phi lý. Con người cô độc, nhỏ bé và đầy mặc cảm cũng có lúc tưởng mình như đang tham dự vào cuộc chơi đầy ma mị, bí ẩn, quyến rũ... mà thực ra chỉ như âm thanh vọng lên từ lòng sâu của hồ sương mù đã rã những thân phận người. Dẫu sao thì thứ ám ảnh tôi mãi trong cuốn tiểu thuyết về ký ức này là một con ma không đầu tìm về lại bức tranh của mình, đang bịt chuồng lợn rách rưới, và những tên vô thần đã sụp lạy những linh hồn.

Cuốn sách này Nguyễn Vĩnh Nguyên dùng bốn bức tranh của cùng họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn, một cho bìa và ba bức mở đầu ba phần tiểu thuyết. Người đọc có cảm giác nhà văn đối thoại với chúng. Những minh họa phần lớn vốn hiếm có được sự đồng vọng kỳ lạ đến thế . Kể cả sự lựa chọn này cũng cho thấy đó thật sự là một nhà văn mơ mộng cả với ký ức tối ám của mình. Như anh cũng đã từng chết khi cô thiếu nữ tự tử trong thân thể mình. Nhân vật khiến tôi liên tưởng đến một Van Gogh thật dữ dội, mà luôn mang tâm hồn u mặc của xứ sở mù sương ẩn trong từng áng văn được chắt lọc và tối giản đến từng từ, kể cả những từ sai lỗi và không viết hoa. Như chữ "t" chẳng hạn, rốt cuộc nó chỉ là một ký hiệu.

Có đúng cuối cùng cũng chỉ là một ký hiệu, trên cái quá khứ từng có thật đã đi qua?

Tịnh Thủy

Theo Thế giới hội nhập (NXB Lao Động), Ấn phẩm Tết 2020

BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

TAGS

bao chi binh luan nganh xuat ban chinh tri Cảm nhận tieu thuyet sách Nguyễn Ngọc Thuần cảm nhận Trịnh Công Sơn Bob Dylan John C. Schafer Ky uc lac loai Tu sach danh tac Sách W. G. Sebald Tin tuc Một chuyến đi Nguyễn Nguyên Phước Review Tiểu thuyết CỬU LONG David Biggs Đầm Lầy để thương yêu vừa trong tầm với lê an nhiên tản văn review Để thương yêu vừa trong tầm với Lê An Nhiên Linh Son Cao Hanh Kien nobel van chuong Những con đường tơ lụa Lịch sử thế giới Peter Frankopan Pachinko Min Jin Lee hoa cúc dại Kim Ân Truyện ngắn Hiền Trang Dưới mái hiên đêm những khách lạ truyện ngắn Shosha tiểu thuyết Isaac Bashevis Singer heinrich boll xuat ban Khó mà tìm được một người tốt Flannery O’Connor Flannery O'Connor Du Tử Lê Khúc Thụy Du Thơ Kính sợ và run rẩy Kierkegaard Bình luận Ký ức lạc loài Ký ức của ký ức Nguyễn Vĩnh Nguyên Đà Lạt W.G. Sebald Lên đồi hái sim Thảo Nguyên Nikos Kazantzaki Bửu Ý Mùi hương trầm Nguyễn Tường Bách Kafka Lam Phương Trăm nhớ ngàn thương Nguyễn Thanh Nhã Tiểu sử Chân dung Tủ sách Tân nhạc KÝ ỨC CỦA KÝ ỨC Pedro Páramo Juan Rulfo Pedro Páramo Trăm năm cô đơn Sài Gòn Nguyễn Gia Trí Sáng tạo tin tức Tản văn Đầm lầy Từng bước chân nở hoa Ko Un Nhà thơ Phật giáo Little Pilgrim Sudhana Kinh Hoa Nghiêm hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Thích Phước An Tuệ Sỹ Bùi Giáng Phạm Công Thiện Hoài Khanh Võ Hồng Nguyễn Đức Sơn Quách Tấn Vỡ mộng André Gide Vườn đá tảng phương Đông Nikos Kazantzakis