Ký ức lạc loài: Khảo cứu hư cầu về quá khứ – PHANBOOK.VN

Ký ức lạc loài: Khảo cứu hư cầu về quá khứ

Nghe ký ức ký iếc các thứ thường dễ liên tưởng đến một cái gì đó buồn mà như không buồn, miên man bất tuyệt, chơi vơi lãng mạn, bâng khuâng và thân thương. Nhưng Ký ức lạc loài thì không như vậy, nó nặng và lạnh, và giống hơn một khảo cứu hư cầu về quá khứ, không trác tuyệt như Proust, nhưng vừa chừng mực, vừa mênh mông, vừa tường minh, vừa tỉ mỉ như một nhà khảo cổ.


Bìa cuốn sách Ký ức lạc loài - W.G. Sebald

Ký ức lạc loài bắt đầu bằng một tấm ảnh đen trắng. Trong tấm ảnh, có một nghĩa trang, những mộ bia xếp đều đặn dưới tán một cây sồi lớn. Và rồi, câu chuyện bắt đầu: Một đôi vợ chồng chuyển tới một căn nhà tại thị trấn Hingham. Chủ nhà là một vị bác sĩ đã gần như cắt đứt với thế sự, người mà thuở ấu thơ đã đặt chân lên con tàu di dân mà ông cứ đinh ninh sẽ đáp xuống Huê Kỳ, nhưng cuối cùng lại chỉ tới nước Anh. Thế rồi, chiến tranh xảy ra. Thế rồi, ông rút lui khỏi cuộc đời như một ẩn sĩ, như đã không còn gì để sống trong đời này nữa. Và một ngày, ông tự sát.

Đó là câu chuyện đầu tiên trong Ký ức lạc loài. Theo sau là ba câu chuyện nữa, đều phục dựng ký ức những người Đức di dân, tổng lại có bốn câu chuyện độc lập, bốn lời tường thuật, rất nhiều nhân vật, và rất nhiều cái chết.

Ký ức lạc loài giải phẫu cái bóng tối bên trong những con người thời hậu chiến. Những nhân vật mới đầu xuất hiện một cách rất đỗi bình thường, cho đến khi quá khứ của họ phơi mở, mặc dù không bao giờ là một sự phơi mở trần trụi. Những hồi ức trực diện về chiến tranh không hiện lên khốc liệt, chúng thường bị né đi, bị làm mờ, nhưng vẫn luôn ở đó, dính bết vào những kẻ tị nạn như keo, dù có muốn gỡ ra cũng sẽ để lại những vết sần sùi.

Đọc Ký ức lạc loài cũng là dịp để bạn đọc thêm Camera Lucida mà trong đó triết gia Roland Barthes bàn về nghệ thuật nhiếp ảnh, hay Speak, memory – Hãy nói đi, ký ức của Vladimir Nabokov – một tự truyện hư cấu với những kỹ thuật rất gần với Ký ức lạc loài.

Mình vẫn thích những cuốn sách như thế, những cuốn sách dẫn lối vào những cuốn sách khác, điều đó đem đến cho mình một cảm tưởng – hay đúng hơn, ảo tưởng – rằng những cuốn sách có những lối đi thông đến nhau và nếu có thể lập một bản đồ tương quan giữa chúng, ta sẽ thấy tự chúng là một hành tinh tách biệt với hành tinh con người và chẳng cần phải đi hai mươi ngàn năm ánh sáng để kiếm tìm một nền văn minh khác.

- Hiền Trang

* Trích bài viết Một năm đọc sách: 2019 – Sách cho người rảnh (Bên phía nhà Z)

BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

TAGS

bao chi binh luan nganh xuat ban chinh tri Cảm nhận tieu thuyet sách Nguyễn Ngọc Thuần cảm nhận Trịnh Công Sơn Bob Dylan John C. Schafer Ky uc lac loai Tu sach danh tac Sách W. G. Sebald Tin tuc Một chuyến đi Nguyễn Nguyên Phước Review Tiểu thuyết CỬU LONG David Biggs Đầm Lầy để thương yêu vừa trong tầm với lê an nhiên tản văn review Để thương yêu vừa trong tầm với Lê An Nhiên Linh Son Cao Hanh Kien nobel van chuong Những con đường tơ lụa Lịch sử thế giới Peter Frankopan Pachinko Min Jin Lee hoa cúc dại Kim Ân Truyện ngắn Hiền Trang Dưới mái hiên đêm những khách lạ truyện ngắn Shosha tiểu thuyết Isaac Bashevis Singer heinrich boll xuat ban Khó mà tìm được một người tốt Flannery O’Connor Flannery O'Connor Du Tử Lê Khúc Thụy Du Thơ Kính sợ và run rẩy Kierkegaard Bình luận Ký ức lạc loài Ký ức của ký ức Nguyễn Vĩnh Nguyên Đà Lạt W.G. Sebald Lên đồi hái sim Thảo Nguyên Nikos Kazantzaki Bửu Ý Mùi hương trầm Nguyễn Tường Bách Kafka Lam Phương Trăm nhớ ngàn thương Nguyễn Thanh Nhã Tiểu sử Chân dung Tủ sách Tân nhạc KÝ ỨC CỦA KÝ ỨC Pedro Páramo Juan Rulfo Pedro Páramo Trăm năm cô đơn Sài Gòn Nguyễn Gia Trí Sáng tạo tin tức Tản văn Đầm lầy Từng bước chân nở hoa Ko Un Nhà thơ Phật giáo Little Pilgrim Sudhana Kinh Hoa Nghiêm hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Thích Phước An Tuệ Sỹ Bùi Giáng Phạm Công Thiện Hoài Khanh Võ Hồng Nguyễn Đức Sơn Quách Tấn Vỡ mộng André Gide Vườn đá tảng phương Đông Nikos Kazantzakis