"Ta có thể nói về hạnh phúc được hiểu như sự "mãn nguyện chủ quan", như là ý thức về trạng thái thỏa mãn (ít hay nhiều) một cách tổng quát và bền vững. Nhưng thế có đủ để mô tả hạnh phúc theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này? Và nhất là, liệu ta có thể tác động vào nó ?
Liệu ta có thể khiến nó mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, xảy ra thường xuyên hơn, ít phụ thuộc hơn vào những ngẫu nhiên tình cờ của cuộc sống?"
Bằng lối viết hấp dẫn của một nhà văn, Frederic Lenoir đưa độc giả đi vào cuộc du hành phi tuyến tính, xuyên qua lịch sử triết học, tôn giáo, tâm lý học để cho thấy suy tư, truy vấn, nhận thức về hạnh phúc là vấn đề muôn thuở của nhân loại.
Sẽ không có một công thức chung nào về hạnh phúc. Nhưng đọc cuốn sách này, độc giả sẽ nhận thấy bản thân việc tư duy lại hạnh phúc cũng có thể mang về một niềm hạnh phúc lớn lao.
"Ta có thể nói về hạnh phúc được hiểu như sự "mãn nguyện chủ quan", như là ý thức về trạng thái thỏa mãn (ít hay nhiều) một cách tổng quát và bền vững. Nhưng thế có đủ để mô tả hạnh phúc theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này? Và nhất là, liệu ta có thể tác động vào nó ?
Liệu ta có thể khiến nó mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, xảy ra thường xuyên hơn, ít phụ thuộc hơn vào những ngẫu nhiên tình cờ của cuộc sống?"
Bằng lối viết hấp dẫn của một nhà văn, Frederic Lenoir đưa độc giả đi vào cuộc du hành phi tuyến tính, xuyên qua lịch sử triết học, tôn giáo, tâm lý học để cho thấy suy tư, truy vấn, nhận thức về hạnh phúc là vấn đề muôn thuở của nhân loại.
Sẽ không có một công thức chung nào về hạnh phúc. Nhưng đọc cuốn sách này, độc giả sẽ nhận thấy bản thân việc tư duy lại hạnh phúc cũng có thể mang về một niềm hạnh phúc lớn lao.