Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) định nghĩa Chất lượng cuộc sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ. Chất lượng cuộc sống như vậy đặt trọng tâm trên cảm nhận chủ quan của cá nhân, cho thấy có cái nhìn khác xưa đối với bệnh tật và sức khỏe vốn lâu nay chủ yếu dựa vào "cảm nhận" của thầy thuốc và sự "mách bảo" của máy móc xét nghiệm!
Người thầy thuốc chỉ có thể chữa trị được cái đau mà không chữa được cái khổ, chỉ có thể chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Do vậy mà dù y học ngày càng phát triển với những thành tựu đáng kinh ngạc nhưng tình trạng tâm thần, tự tử, bạo lực, bất an và các bệnh do hành vi lối sống gây ra như tim mạch, tiểu đường, béo phì... cứ ngày càng phát triển!
Thiền, phải chăng là một lối thoát?
-------------------------------
Gần đây ngày càng nhiều nhà sinh học, tâm lý học, hợp tác cùng các nhà sư dùng những kỹ thuật mới như EEG, PET, fMRI… hy vọng khám phá những “bí nhiệm” của Thiền thì “thiền” nở rộ như nấm gặp mưa, đến nỗi gây ra không ít hoang mang, ngờ vực! Thực ra, đưa kỹ thuật vào khảo sát thiền định chỉ có thể thấy được một góc nào đó thôi, vì đằng sau còn biết bao điều “bất khả thuyết”, bất khả tư nghì!
Thế là từ hơn mười năm trước, tôi đã đến với thiền bằng cách riêng của mình, nhằm để tự chữa bệnh mình, dựa trên thiền Anapanasati, thứ thiền căn bản, được dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ, có cơ sở sinh y học, khoa học thực nghiệm. Tôi bắt đầu với phương pháp thở bụng (abdominal breathing) của Nguyễn Khắc Viện – mà tôi được ông truyền thụ trực tiếp - cùng tham khảo thêm các chương trình điều trị tim mạch của Dean Ornish, phương pháp trị liệu toàn diện của Deepak Chopra, những đồng nghiệp phương Tây, đồng thời tôi lặn lội đến tham vấn các vị Sư thầy mà tôi tin tưởng, nơi này nơi khác, học hỏi mỗi người một chút. Khi nắm được những nguyên tắc, tôi quyết định đi vào thiền tập dựa vào bản thân mình, làm theo cách riêng mình, với tâm sinh lý riêng của mình, kết hợp thiền “Anapanasati” với thể dục, với ăn uống ngủ nghỉ phù hợp, từ đó thấy sức khỏe phục hồi tốt, sức đề kháng và sức bền gia tăng, không phải lệ thuộc vào thuốc men…
…Trong tập tài liệu nhỏ này, tôi chỉ khu trú vào mối tương quan giữa Thiền Và Sức Khỏe mà tôi đã được trải nghiệm, nhằm góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người, theo đó, sức khỏe được định nghĩa như là “một sự hoàn toàn sảng khoái (well-being; bien-être) về thể chất, tâm thần và xã hội chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật” (WHO, 1946).
Bs. Đỗ Hồng Ngọc người dành 32 năm tuổi trẻ cứu chữa, dạy học cho hàng trăm nghìn lớp trẻ, tuy đã đến tuổi “hưởng phúc” nhưng vẫn tận tụy truyền lửa cho lớp trẻ qua thơ văn của mình…
Bs. Đỗ Hồng Ngọc sinh năm 1940 tại Bình Thuận. Ông là bác sĩ chuyên khoa Nhi bệnh viên Nhi đồng 1 Tp.HCM, giảng viên trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch Tp.HCM đồng thời cũng là nhà văn lớn với bút hiệu Đỗ Nghê.
Với hơn 32 năm chăm sóc, cứu chữa cộng đồng, hiện nay ông đã về hưu. Tuy nhiên, đó chỉ là gác lại công việc cứu chữa trực tiếp trên bàn mổ thôi! Bây giờ, ông vẫn là 1 vị bác sĩ, bác sĩ chữa trị các bệnh về tâm hồn…
THIỀN VÀ SỨC KHỎE (TBL6)
Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc
Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) định nghĩa Chất lượng cuộc sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ. Chất lượng cuộc sống như vậy đặt trọng tâm trên cảm nhận chủ quan của cá nhân, cho thấy có cái nhìn khác xưa đối với bệnh tật và sức khỏe vốn lâu nay chủ yếu dựa vào "cảm nhận" của thầy thuốc và sự "mách bảo" của máy móc xét nghiệm!
Người thầy thuốc chỉ có thể chữa trị được cái đau mà không chữa được cái khổ, chỉ có thể chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Do vậy mà dù y học ngày càng phát triển với những thành tựu đáng kinh ngạc nhưng tình trạng tâm thần, tự tử, bạo lực, bất an và các bệnh do hành vi lối sống gây ra như tim mạch, tiểu đường, béo phì... cứ ngày càng phát triển!
Thiền, phải chăng là một lối thoát?
-------------------------------
Gần đây ngày càng nhiều nhà sinh học, tâm lý học, hợp tác cùng các nhà sư dùng những kỹ thuật mới như EEG, PET, fMRI… hy vọng khám phá những “bí nhiệm” của Thiền thì “thiền” nở rộ như nấm gặp mưa, đến nỗi gây ra không ít hoang mang, ngờ vực! Thực ra, đưa kỹ thuật vào khảo sát thiền định chỉ có thể thấy được một góc nào đó thôi, vì đằng sau còn biết bao điều “bất khả thuyết”, bất khả tư nghì!
Thế là từ hơn mười năm trước, tôi đã đến với thiền bằng cách riêng của mình, nhằm để tự chữa bệnh mình, dựa trên thiền Anapanasati, thứ thiền căn bản, được dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ, có cơ sở sinh y học, khoa học thực nghiệm. Tôi bắt đầu với phương pháp thở bụng (abdominal breathing) của Nguyễn Khắc Viện – mà tôi được ông truyền thụ trực tiếp - cùng tham khảo thêm các chương trình điều trị tim mạch của Dean Ornish, phương pháp trị liệu toàn diện của Deepak Chopra, những đồng nghiệp phương Tây, đồng thời tôi lặn lội đến tham vấn các vị Sư thầy mà tôi tin tưởng, nơi này nơi khác, học hỏi mỗi người một chút. Khi nắm được những nguyên tắc, tôi quyết định đi vào thiền tập dựa vào bản thân mình, làm theo cách riêng mình, với tâm sinh lý riêng của mình, kết hợp thiền “Anapanasati” với thể dục, với ăn uống ngủ nghỉ phù hợp, từ đó thấy sức khỏe phục hồi tốt, sức đề kháng và sức bền gia tăng, không phải lệ thuộc vào thuốc men…
…Trong tập tài liệu nhỏ này, tôi chỉ khu trú vào mối tương quan giữa Thiền Và Sức Khỏe mà tôi đã được trải nghiệm, nhằm góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người, theo đó, sức khỏe được định nghĩa như là “một sự hoàn toàn sảng khoái (well-being; bien-être) về thể chất, tâm thần và xã hội chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật” (WHO, 1946).
_BS. Đỗ Hồng Ngọc
--------------------------
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Đỗ Hồng Ngọc
Bs. Đỗ Hồng Ngọc người dành 32 năm tuổi trẻ cứu chữa, dạy học cho hàng trăm nghìn lớp trẻ, tuy đã đến tuổi “hưởng phúc” nhưng vẫn tận tụy truyền lửa cho lớp trẻ qua thơ văn của mình…
Bs. Đỗ Hồng Ngọc sinh năm 1940 tại Bình Thuận. Ông là bác sĩ chuyên khoa Nhi bệnh viên Nhi đồng 1 Tp.HCM, giảng viên trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch Tp.HCM đồng thời cũng là nhà văn lớn với bút hiệu Đỗ Nghê.
Với hơn 32 năm chăm sóc, cứu chữa cộng đồng, hiện nay ông đã về hưu. Tuy nhiên, đó chỉ là gác lại công việc cứu chữa trực tiếp trên bàn mổ thôi! Bây giờ, ông vẫn là 1 vị bác sĩ, bác sĩ chữa trị các bệnh về tâm hồn…
--------------------------
THÔNG TIN TÁC PHẨM
Tên tác phẩm
Thiền và sức khỏe
Tác giả
Đỗ Hồng Ngọc
Kích thước
17 x 17 cm
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
140 trang
Năm xuất bản
Tháng 04/2022
Thể loại
Nhà xuất bản
NXB Thế Giới
Đơn vị phát hành
Phương Nam Book