Chuyến nghỉ "hè sớm" về thăm quê ngoại đã cho hai chị em Nam gặp Siêng - "thổ địa" nhỏ của vùng Thất Sơn.
Theo bước chân Siêng, Nam được khám phá một thế giới mới thú vị. Nơi ấy có đồng ruộng bao la, có dòng kinh Vĩnh Tế mát lành, có vị cá nướng trui thơm lừng, có món khoai mì rẫy ngọt bùi,... Và còn biết bao nhiêu chuyện ly kỳ của vùng Bảy Núi.
Chú bé Siêng ấy, gia cảnh mồ côi, tối ngủ nhờ chòi vịt, ngày chăn trâu kiếm từng bữa cơm. Nhưng Siêng vẫn cố bám trường bám lớp, theo đuổi lớp học bổ túc hàng đêm. Ngay cả khi số phận tiếp tục thử thách, Siêng làm mất trâu, bị đánh đập, bị chèn ép và cả bị bắt, chú bé vẫn cố gắng từng chút nhích về tương lai.
"Nó mơ trở thành một chuyên viên về nông nghiệp như chú Thành, anh Tân ở trạm thực vật huyện. Nó sẽ hướng dẫn bà con trồng loại lúa nào chống được rầy nâu, loại lúa nào trồng ngắn ngày, loại nào ngon cơm. Nó sẽ giới thiệu với mọi người về các loại máy gặt, đập, gieo hạt, tuốt lúa, đánh bóng gạo,... Không còn ai phải vất vả khom lưng ngoài đồng dưới trời nắng, chân ngâm dưới sình mà sẽ ngồi trong buồng kín của chiếc xe chuyên dùng trên đồng ruộng."
_(trích đoạn)
"Năm 1991, cách nay đúng ba mươi năm, lần đầu tiên tôi có chuyến công tác về thị xã Châu Đốc. Mùa hè, thị xã biên giới rợp nắng. Buổi tối, sau khi xong việc, tôi cùng vài bạn lang thang ra chợ, háo hức gọi ăn những dĩa sò huyết nướng chấm muối tiêu chanh thơm ngon. Ban ngày chúng tôi mượn xe máy đi ngắm cảnh sông nước, con kinh Vĩnh Tế, ngắm những cây thốt nốt ngoài đồng và nhìn ngọn núi Sam xa xa. Một mùa hè rực đỏ ở Châu Đốc với màu hoa phượng vĩ trong thị xã và bên dòng kinh Vĩnh Tế, như gợi lại những mùa hè rong chơi thuở nhỏ.
Trong chuyến này, chúng tôi được đưa ra nhìn cánh đồng Vĩnh Nguơn, lúc đó thuộc thị xã Châu Đốc. Bên kia cánh đồng, qua một con kinh là đất nước Campuchia. Phía bên đó có một chợ trời nhỏ dựng bằng những túp lều, bán nhiều nhất là thuốc lá. Nhiều người ở thị xã thuê trẻ em và phụ nữ trong vùng băng đồng, lội qua kinh sang phiá chợ trời đó để thồ thuốc lá về, vừa đi vừa né tránh công an biên phòng để trốn thuế. Các em bé tuổi còn đi học, vì mong kiếm tiền phụ cha mẹ nghèo mà đội nắng mưa cả ngày bươn bả trên cánh đồng trống, đen nhẻm và gầy gò, luôn trong nỗi lo bị bắt giữ, tịch thu thuốc lá. Tôi nghe kể về một em bé đã chết trên con đường “đai” thuốc đó vì đuối nước dưới dòng kinh xanh.
Về tới Sài Gòn, hình bóng những em bé lội bộ trên cánh đồng xanh và câu chuyện em bé nghèo bất hạnh khiến tôi không khỏi ngẫm nghĩ. Trong vòng một tháng sau chuyến đi, tôi ngồi vào bàn và viết cuốn truyện nhỏ “Chú bé Thất Sơn”. Không rành về vùng đất này, tôi phải đọc sách về Châu Đốc, vùng Thất Sơn và vẽ cả bản đồ có thị xã, ngôi trường, cánh đồng Vĩnh Ngươn, con kinh có các nhân vật qua lại trong truyện.
Sách được ra năm 1993, với một giải thưởng. Đây là cuốn sách hư cấu duy nhất tôi viết. Và chắc có những vụng về của cuốn sách đầu tay.
Nhà xuất bản Trẻ đã in lần đầu và tái bản cuốn sách này vài lần. Bây giờ, công ty sách Phương Nam lại tái bản và phát hành giữa mùa hè giãn cách này. Bìa đẹp, sách được in trang trọng. Cám ơn công ty Sách Phương Nam đã đồng hành làm sách cùng tôi và Đông Vy trong mười năm qua."
CHÚ BÉ THẤT SƠN
(Sách màu)
Tác giả: Phạm Công Luận
Chuyến nghỉ "hè sớm" về thăm quê ngoại đã cho hai chị em Nam gặp Siêng - "thổ địa" nhỏ của vùng Thất Sơn.
Theo bước chân Siêng, Nam được khám phá một thế giới mới thú vị. Nơi ấy có đồng ruộng bao la, có dòng kinh Vĩnh Tế mát lành, có vị cá nướng trui thơm lừng, có món khoai mì rẫy ngọt bùi,... Và còn biết bao nhiêu chuyện ly kỳ của vùng Bảy Núi.
Chú bé Siêng ấy, gia cảnh mồ côi, tối ngủ nhờ chòi vịt, ngày chăn trâu kiếm từng bữa cơm. Nhưng Siêng vẫn cố bám trường bám lớp, theo đuổi lớp học bổ túc hàng đêm. Ngay cả khi số phận tiếp tục thử thách, Siêng làm mất trâu, bị đánh đập, bị chèn ép và cả bị bắt, chú bé vẫn cố gắng từng chút nhích về tương lai.
"Nó mơ trở thành một chuyên viên về nông nghiệp như chú Thành, anh Tân ở trạm thực vật huyện. Nó sẽ hướng dẫn bà con trồng loại lúa nào chống được rầy nâu, loại lúa nào trồng ngắn ngày, loại nào ngon cơm. Nó sẽ giới thiệu với mọi người về các loại máy gặt, đập, gieo hạt, tuốt lúa, đánh bóng gạo,... Không còn ai phải vất vả khom lưng ngoài đồng dưới trời nắng, chân ngâm dưới sình mà sẽ ngồi trong buồng kín của chiếc xe chuyên dùng trên đồng ruộng."
_(trích đoạn)
"Năm 1991, cách nay đúng ba mươi năm, lần đầu tiên tôi có chuyến công tác về thị xã Châu Đốc. Mùa hè, thị xã biên giới rợp nắng. Buổi tối, sau khi xong việc, tôi cùng vài bạn lang thang ra chợ, háo hức gọi ăn những dĩa sò huyết nướng chấm muối tiêu chanh thơm ngon. Ban ngày chúng tôi mượn xe máy đi ngắm cảnh sông nước, con kinh Vĩnh Tế, ngắm những cây thốt nốt ngoài đồng và nhìn ngọn núi Sam xa xa. Một mùa hè rực đỏ ở Châu Đốc với màu hoa phượng vĩ trong thị xã và bên dòng kinh Vĩnh Tế, như gợi lại những mùa hè rong chơi thuở nhỏ.
Trong chuyến này, chúng tôi được đưa ra nhìn cánh đồng Vĩnh Nguơn, lúc đó thuộc thị xã Châu Đốc. Bên kia cánh đồng, qua một con kinh là đất nước Campuchia. Phía bên đó có một chợ trời nhỏ dựng bằng những túp lều, bán nhiều nhất là thuốc lá. Nhiều người ở thị xã thuê trẻ em và phụ nữ trong vùng băng đồng, lội qua kinh sang phiá chợ trời đó để thồ thuốc lá về, vừa đi vừa né tránh công an biên phòng để trốn thuế. Các em bé tuổi còn đi học, vì mong kiếm tiền phụ cha mẹ nghèo mà đội nắng mưa cả ngày bươn bả trên cánh đồng trống, đen nhẻm và gầy gò, luôn trong nỗi lo bị bắt giữ, tịch thu thuốc lá. Tôi nghe kể về một em bé đã chết trên con đường “đai” thuốc đó vì đuối nước dưới dòng kinh xanh.
Về tới Sài Gòn, hình bóng những em bé lội bộ trên cánh đồng xanh và câu chuyện em bé nghèo bất hạnh khiến tôi không khỏi ngẫm nghĩ. Trong vòng một tháng sau chuyến đi, tôi ngồi vào bàn và viết cuốn truyện nhỏ “Chú bé Thất Sơn”. Không rành về vùng đất này, tôi phải đọc sách về Châu Đốc, vùng Thất Sơn và vẽ cả bản đồ có thị xã, ngôi trường, cánh đồng Vĩnh Ngươn, con kinh có các nhân vật qua lại trong truyện.
Sách được ra năm 1993, với một giải thưởng. Đây là cuốn sách hư cấu duy nhất tôi viết. Và chắc có những vụng về của cuốn sách đầu tay.
Nhà xuất bản Trẻ đã in lần đầu và tái bản cuốn sách này vài lần. Bây giờ, công ty sách Phương Nam lại tái bản và phát hành giữa mùa hè giãn cách này. Bìa đẹp, sách được in trang trọng. Cám ơn công ty Sách Phương Nam đã đồng hành làm sách cùng tôi và Đông Vy trong mười năm qua."
- Phạm Công Luận
--------------------------
THÔNG TIN TÁC PHẨM
Tên tác phẩm
Chú bé Thất Sơn
Tác giả
Phạm Công Luận
Kích thước
14.5 x 20.5 cm
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
85 trang
Năm xuất bản
2021
Thể loại
Nhà xuất bản
NXB Phụ Nữ
Đơn vị phát hành
Phương Nam Book