COMBO LƯỢC SỬ: NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA, CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ NHẤT
1. NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
" Những con đường tơ lụa này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của thế giới, kết nối các dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, mắt thường không nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu được những kết nối này cho phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao. Dẫu vậy, bất chấp tầm quan trọng của khu vực này trên thế giới, nó đã bị lãng quên trong lịch sử chủ lưu. Một phần nguyên do là điều vẫn được gọi là “Đông phương luận” – một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu cực về phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn so với phương Tây, bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc.
Nhưng nó cũng có nguyên do từ thực tế là câu chuyện quá khứ đã bị ngự trị và được xác lập vững chắc tới mức không còn chỗ cho một vùng đất từ lâu đã bị coi là bên lề câu chuyện về sự vươn lên của châu Âu và xã hội phương Tây.” – Peter Frankopan.
VỀ TÁC GIẢ
Peter Frankopan
Sinh năm 1971; là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu ở Đại học Oxford; Nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Worcester, Oxford.
Cuốn Những con đường tơ lụa – Một lịch sử mới về thế giới (Tựa gốc: The Silk Roads: A New History of The World) ngay từ lúc mới xuất bản đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phát hành.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới mẻ, cởi mở cùng lối thể hiện lịch sử văn minh như một chuyến du hành đầy hấp dẫn, chuyên chở một hàm lượng tri thức khổng lồ, đầy uyên bác của Peter Frankopan đã nhận được nhiều lời khen tặng, đánh giá cao từ giới phê bình.
Tác phẩm này đưa Peter Frankopan trở thành một tên tuổi mới và sáng giá trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử toàn cầu.
2. CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ NHẤT
Cuộc Thập tự chinh thứ nhất là một trong những sự kiện được biết tới, đề cập nhiều nhất trong lịch sử: Câu chuyện những hiệp sĩ cầm vũ khí và xẻ ngang châu Âu để giải phóng Jerusalem làm say đắm các tác giả thời bấy giờ.
Một chủ đề đầy tính khơi gợi đối với các sử gia và độc giả.
Những câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng tuyệt luân, về những lần đụng độ đầu tiên với người Thổ Hồi giáo, khó khăn mà những người hành hương mang vũ khí phải chịu đựng trên hành trình về phương Đông - kết thúc bằng cuộc tàn sát đẫm máu dân chúng Jerusalem vào năm 1099… tất cả đã vang dội trong văn hóa phương Tây gần một nghìn năm.
Hình ảnh và đề tài từ cuộc Thập tự chinh đã sinh sôi nảy nở trong âm nhạc, văn chương và hội họa ở châu Âu. Thậm chí chính từ ‘Thập tự chinh’ - nghĩa đen là con đường của Thập giá - cũng trở nên có nghĩa rộng hơn: một sứ mệnh hiểm nguy nhưng cuối cùng thắng lợi nhờ vào những lực lượng thiện chống ác.
COMBO LƯỢC SỬ: NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA,
CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ NHẤT
" Những con đường tơ lụa này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của thế giới, kết nối các dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, mắt thường không nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu được những kết nối này cho phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao. Dẫu vậy, bất chấp tầm quan trọng của khu vực này trên thế giới, nó đã bị lãng quên trong lịch sử chủ lưu. Một phần nguyên do là điều vẫn được gọi là “Đông phương luận” – một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu cực về phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn so với phương Tây, bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc.
Nhưng nó cũng có nguyên do từ thực tế là câu chuyện quá khứ đã bị ngự trị và được xác lập vững chắc tới mức không còn chỗ cho một vùng đất từ lâu đã bị coi là bên lề câu chuyện về sự vươn lên của châu Âu và xã hội phương Tây.” – Peter Frankopan.
VỀ TÁC GIẢ
Peter Frankopan
Sinh năm 1971; là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu ở Đại học Oxford; Nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Worcester, Oxford.
Cuốn Những con đường tơ lụa – Một lịch sử mới về thế giới (Tựa gốc: The Silk Roads: A New History of The World) ngay từ lúc mới xuất bản đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phát hành.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới mẻ, cởi mở cùng lối thể hiện lịch sử văn minh như một chuyến du hành đầy hấp dẫn, chuyên chở một hàm lượng tri thức khổng lồ, đầy uyên bác của Peter Frankopan đã nhận được nhiều lời khen tặng, đánh giá cao từ giới phê bình.
Tác phẩm này đưa Peter Frankopan trở thành một tên tuổi mới và sáng giá trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử toàn cầu.
2. CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ NHẤT
Cuộc Thập tự chinh thứ nhất là một trong những sự kiện được biết tới, đề cập nhiều nhất trong lịch sử: Câu chuyện những hiệp sĩ cầm vũ khí và xẻ ngang châu Âu để giải phóng Jerusalem làm say đắm các tác giả thời bấy giờ.
Một chủ đề đầy tính khơi gợi đối với các sử gia và độc giả.
Những câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng tuyệt luân, về những lần đụng độ đầu tiên với người Thổ Hồi giáo, khó khăn mà những người hành hương mang vũ khí phải chịu đựng trên hành trình về phương Đông - kết thúc bằng cuộc tàn sát đẫm máu dân chúng Jerusalem vào năm 1099… tất cả đã vang dội trong văn hóa phương Tây gần một nghìn năm.
Hình ảnh và đề tài từ cuộc Thập tự chinh đã sinh sôi nảy nở trong âm nhạc, văn chương và hội họa ở châu Âu. Thậm chí chính từ ‘Thập tự chinh’ - nghĩa đen là con đường của Thập giá - cũng trở nên có nghĩa rộng hơn: một sứ mệnh hiểm nguy nhưng cuối cùng thắng lợi nhờ vào những lực lượng thiện chống ác.