Holt, một thị trấn già nua và cổ kính, nơi những cuộc đời trôi qua nhẹ nhàng dường như chẳng để lại dấu vết gì. Nhưng đây là điều đặc biệt: Một buổi chiều tháng Năm, Addie Moore - một bà già góa chồng tuổi ngoài bảy mươi - gọi điện đến nhà ông Louis Waters - một người đàn ông góa vợ ở cách hai dãy phố - đưa ra một đề nghị nghiêm túc: "Tôi đang băn khoăn không rõ ông có cân nhắc đến chuyện thỉnh thoảng sang nhà tôi để ngủ với tôi không?".
Và cuộc tình già bắt đầu như thế.
Họ đều đã trải qua đời sống hôn nhân như đa số các cuộc hôn nhân "trách nhiệm" khác trong một xã hội hiện đại: có hạnh phúc, có buồn đau, có lạnh lẽo khô khan và cả những hối tiếc.
Cuốn tiểu thuyết cuối đời của nhà văn Kent Haruf xoay quanh cuộc tình của hai người già cô đơn với một tiết tấu chậm mà tinh tế như một khúc nhạc chiều tà. Một tình yêu có bề dị thường của hai tâm hồn đã đối diện với thời xế bóng trong cuộc đời, là những bước chậm rãi cảm nhận sự hồi sinh trong từng nhịp tim, là những khoảnh khắc hồi tưởng và giải thoát cho những ký ức hôn nhân u uẩn và cũng làm xanh lại những chuỗi ngày cô độc, hẩm hiu.
Chống lại định kiến, chống lại sự tàn tạ của thể lý, và trên tất cả, chống lại sự cằn cỗi bên trong, tình yêu được tái tạo đẹp lung linh khi họ cùng nằm trên một chiếc giường, nói với nhau về những giấc mơ tuổi trẻ không thành trong bóng tối bao trùm, khi chứng kiến sự qua đời của những người cùng thời, khi bên nhau ngắm hoàng hôn.
Trong một cuộc tình chóng vánh và đầy ngăn trở, đôi tình nhân của Kent Haruf đã có những nỗ lực xác thịt bất thành, nhưng những giao cảm trong tình yêu đã đưa họ đến một cảnh giới thăng hoa và tinh tế vượt trên cảm giác thỏa mãn ham muốn mà tình dục mang lại.
Và những giao cảm ấy cũng giúp họ chiến thắng cả sự ngăn cách về không gian để thuộc về nhau, trong một cuộc sống mà nhờ có tình yêu, con người đã thực sự tìm thấy sự tồn tại sống động của mình.
Hai tâm hồn trong đêm của nhà văn Kent Haruf (tên tiếng Anh: Our Souls at Night ấn hành 2014, được đạo diễn Ritesh Batra chuyển thể thành phim cùng tên và gây tiếng vang năm 2017).
"Đã có nhiều tiểu thuyết viết về mưu cầu hạnh phúc, nhưng chỉ đến cuốn sách này mới soi rõ được vấn đề." –The Guardian
“Sự muộn màng – và cơ hội thứ hai – luôn là chủ đề của Haruf. Nhưng ở đây, trong một cuốn sách về tình yêu và hậu quả của nỗi sầu khổ, trong những giờ phút cuối đời mình, ông đã viết ra những biểu hiện mãnh liệt nhất về điều đó… Gói trọn trong chừng 200 trang sách là tất cả những vấn đề phát sinh từ mối tình muộn” –John Freeman, The Boston Globe
2. TỤNG CA TÌNH YÊU
Alain Badiou cho rằng: "Trong sex, xét cho cùng ta ở trong quan hệ với chính ta, ở trung gian của người khác. Người khác được ta sử dụng nhằm khám phá cái thực của khoái lạc. Trong tình yêu, ngược lại, trung gian người khác đáng giá vì chính nó. Chính cái đó là sự gặp gỡ của tình yêu: Ta khởi sự tấn công vào người khác, để làm cho người đó tồn tại cùng ta, đúng như thế".
Và Tụng ca tình yêu, chính là tụng ca hành trình tìm kiếm sự tồn tại sống động của con người, và chỉ có con người mới có thể tìm thấy được. Alain Badiou cho rằng: "Yêu, đó là vượt qua toàn bộ nỗi cô đơn để lao vào mọi thứ gì trên đời có thể làm cho tồn tại trở nên sống động. Thế giới này, tôi thấy ở đó, theo đường lối trực tiếp, nguồn hạnh phúc mà nhờ ở cùng người khác tôi được hưởng. ‘Anh yêu em’ trở thành: Trong thế giới có nguồn suối cho tồn tại của anh, đó chính là em’".
"Quả thật thế giới tràn ngập những cái mới và tình yêu cũng phải được gồm vào trong cuộc đổi mới đó. Cần phải tái tạo nguy cơ và phiêu lưu, chống lại an toàn và tiện nghi. Tình yêu luôn luôn là sự có thể dự vào sự sinh ra của thế giới. Vả lại sự sinh ra của một đứa trẻ, nếu nó ở trong tình yêu, là một trong các ví dụ cho khả thể đó."
"Yêu, đó là vượt qua toàn bộ nỗi cô đơn để lao vào mọi thứ gì trên đời có thể làm cho tồn tại trở nên sống động. Thế giới này, tôi thấy ở đó, theo đường lối trực tiếp, nguồn hạnh phúc mà nhờ ở cùng người khác tôi được hưởng."
Tụng ca tình yêu ra đời từ một cuộc đối thoại trước công chúng giữa Alain Badiou và Nicolas Truong, vào ngày 14 tháng Bảy năm 2008, trong khuôn khổ hoạt động "Sân khấu ý tưởng", chuỗi các cuộc gặp gỡ trí thức và triết học của Festival Avignon.
1. HAI TÂM HỒN TRONG ĐÊM
Holt, một thị trấn già nua và cổ kính, nơi những cuộc đời trôi qua nhẹ nhàng dường như chẳng để lại dấu vết gì. Nhưng đây là điều đặc biệt: Một buổi chiều tháng Năm, Addie Moore - một bà già góa chồng tuổi ngoài bảy mươi - gọi điện đến nhà ông Louis Waters - một người đàn ông góa vợ ở cách hai dãy phố - đưa ra một đề nghị nghiêm túc: "Tôi đang băn khoăn không rõ ông có cân nhắc đến chuyện thỉnh thoảng sang nhà tôi để ngủ với tôi không?".
Và cuộc tình già bắt đầu như thế.
Họ đều đã trải qua đời sống hôn nhân như đa số các cuộc hôn nhân "trách nhiệm" khác trong một xã hội hiện đại: có hạnh phúc, có buồn đau, có lạnh lẽo khô khan và cả những hối tiếc.
Cuốn tiểu thuyết cuối đời của nhà văn Kent Haruf xoay quanh cuộc tình của hai người già cô đơn với một tiết tấu chậm mà tinh tế như một khúc nhạc chiều tà. Một tình yêu có bề dị thường của hai tâm hồn đã đối diện với thời xế bóng trong cuộc đời, là những bước chậm rãi cảm nhận sự hồi sinh trong từng nhịp tim, là những khoảnh khắc hồi tưởng và giải thoát cho những ký ức hôn nhân u uẩn và cũng làm xanh lại những chuỗi ngày cô độc, hẩm hiu.
Chống lại định kiến, chống lại sự tàn tạ của thể lý, và trên tất cả, chống lại sự cằn cỗi bên trong, tình yêu được tái tạo đẹp lung linh khi họ cùng nằm trên một chiếc giường, nói với nhau về những giấc mơ tuổi trẻ không thành trong bóng tối bao trùm, khi chứng kiến sự qua đời của những người cùng thời, khi bên nhau ngắm hoàng hôn.
Trong một cuộc tình chóng vánh và đầy ngăn trở, đôi tình nhân của Kent Haruf đã có những nỗ lực xác thịt bất thành, nhưng những giao cảm trong tình yêu đã đưa họ đến một cảnh giới thăng hoa và tinh tế vượt trên cảm giác thỏa mãn ham muốn mà tình dục mang lại.
Và những giao cảm ấy cũng giúp họ chiến thắng cả sự ngăn cách về không gian để thuộc về nhau, trong một cuộc sống mà nhờ có tình yêu, con người đã thực sự tìm thấy sự tồn tại sống động của mình.
Hai tâm hồn trong đêm của nhà văn Kent Haruf (tên tiếng Anh: Our Souls at Night ấn hành 2014, được đạo diễn Ritesh Batra chuyển thể thành phim cùng tên và gây tiếng vang năm 2017).
"Đã có nhiều tiểu thuyết viết về mưu cầu hạnh phúc, nhưng chỉ đến cuốn sách này mới soi rõ được vấn đề." – The Guardian
“Sự muộn màng – và cơ hội thứ hai – luôn là chủ đề của Haruf. Nhưng ở đây, trong một cuốn sách về tình yêu và hậu quả của nỗi sầu khổ, trong những giờ phút cuối đời mình, ông đã viết ra những biểu hiện mãnh liệt nhất về điều đó… Gói trọn trong chừng 200 trang sách là tất cả những vấn đề phát sinh từ mối tình muộn” – John Freeman, The Boston Globe
2. TỤNG CA TÌNH YÊU
Alain Badiou cho rằng: "Trong sex, xét cho cùng ta ở trong quan hệ với chính ta, ở trung gian của người khác. Người khác được ta sử dụng nhằm khám phá cái thực của khoái lạc. Trong tình yêu, ngược lại, trung gian người khác đáng giá vì chính nó. Chính cái đó là sự gặp gỡ của tình yêu: Ta khởi sự tấn công vào người khác, để làm cho người đó tồn tại cùng ta, đúng như thế".
Và Tụng ca tình yêu, chính là tụng ca hành trình tìm kiếm sự tồn tại sống động của con người, và chỉ có con người mới có thể tìm thấy được. Alain Badiou cho rằng: "Yêu, đó là vượt qua toàn bộ nỗi cô đơn để lao vào mọi thứ gì trên đời có thể làm cho tồn tại trở nên sống động. Thế giới này, tôi thấy ở đó, theo đường lối trực tiếp, nguồn hạnh phúc mà nhờ ở cùng người khác tôi được hưởng. ‘Anh yêu em’ trở thành: Trong thế giới có nguồn suối cho tồn tại của anh, đó chính là em’".
"Quả thật thế giới tràn ngập những cái mới và tình yêu cũng phải được gồm vào trong cuộc đổi mới đó. Cần phải tái tạo nguy cơ và phiêu lưu, chống lại an toàn và tiện nghi. Tình yêu luôn luôn là sự có thể dự vào sự sinh ra của thế giới. Vả lại sự sinh ra của một đứa trẻ, nếu nó ở trong tình yêu, là một trong các ví dụ cho khả thể đó."
"Yêu, đó là vượt qua toàn bộ nỗi cô đơn để lao vào mọi thứ gì trên đời có thể làm cho tồn tại trở nên sống động. Thế giới này, tôi thấy ở đó, theo đường lối trực tiếp, nguồn hạnh phúc mà nhờ ở cùng người khác tôi được hưởng."
Tụng ca tình yêu ra đời từ một cuộc đối thoại trước công chúng giữa Alain Badiou và Nicolas Truong, vào ngày 14 tháng Bảy năm 2008, trong khuôn khổ hoạt động "Sân khấu ý tưởng", chuỗi các cuộc gặp gỡ trí thức và triết học của Festival Avignon.