“Một cuộc phi nước đại về lịch sử với những cuộc sang trang không ngừng, đi qua khoảng 2.500 năm từ Ba Tư cổ đại và Alexander Đại đế tới ngày nay… Nếu phải chọn một bộ sách cập nhật, để có thể nhìn nhận tổng quát về lịch sử thế giới, thì đó hẳn phải là tác phẩm này.” – Asian Review of Books.
“Nghiên cứu mang tính sử thi – một cuốn sách với độ phủ rộng và tham vọng huy hoàng.” – New Statesman.
“Kỳ vĩ… phi thường… sửng sốt. Frankopan là một người bạn đồng hành hồ hởi cho hành trình dọc theo những con đường đã mang tơ lụa, nô lệ, các ý tưởng, tôn giáo và bệnh tật; xung quanh những con đường đó ngày nay có thể chính là định mệnh tương lai của thế giới.” – Vanity Fair.
“Một nghiên cứu choáng ngợp và đáng đọc một cách say sưa… Những con đường tơ lụa làm đảo lộn những tri kiến đã được chấp nhận.” – New Zealand Herald.
“Những chi tiết mang tính giai thoại làm mê đắm… Đó là một bức tranh với khổ siêu rộng và bao phủ hơn 2000 năm lịch sử… Một chuyến xe lửa cao tốc đầy hứng khởi.” – Business Standard.
TRÍCH ĐOẠN
“Những Con đường Tơ lụa này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của thế giới, kết nối các dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, mắt thường không nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu được những kết nối này cho phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao. Dẫu vậy, bất chấp tầm quan trọng của khu vực này trên thế giới, nó đã bị lãng quên trong lịch sử chủ lưu. Một phần nguyên do là điều vẫn được gọi là “Đông phương luận” – một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu cực về phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn so với phương Tây, bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc.
Nhưng nó cũng có nguyên do từ thực tế là câu chuyện quá khứ đã bị ngự trị và được xác lập vững chắc tới mức không còn chỗ cho một vùng đất từ lâu đã bị coi là bên lề câu chuyện về sự vươn lên của châu Âu và xã hội phương Tây.” – Peter Frankopan.
VỀ TÁC GIẢ
Peter Frankopan
Sinh năm 1971; là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu ở Đại học Oxford; Nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Worcester, Oxford.
Cuốn Những con đường tơ lụa – Một lịch sử mới về thế giới (Tựa gốc: The Silk Roads: A New History of The World) ngay từ lúc mới xuất bản đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phát hành.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới mẻ, cởi mở cùng lối thể hiện lịch sử văn minh như một chuyến du hành đầy hấp dẫn, chuyên chở một hàm lượng tri thức khổng lồ, đầy uyên bác của Peter Frankopan đã nhận được nhiều lời khen tặng, đánh giá cao từ giới phê bình.
Tác phẩm này đưa Peter Frankopan trở thành một tên tuổi mới và sáng giá trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử toàn cầu.
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC PHẨM
“Một cuộc phi nước đại về lịch sử với những cuộc sang trang không ngừng, đi qua khoảng 2.500 năm từ Ba Tư cổ đại và Alexander Đại đế tới ngày nay… Nếu phải chọn một bộ sách cập nhật, để có thể nhìn nhận tổng quát về lịch sử thế giới, thì đó hẳn phải là tác phẩm này.” – Asian Review of Books.
“Nghiên cứu mang tính sử thi – một cuốn sách với độ phủ rộng và tham vọng huy hoàng.” – New Statesman.
“Kỳ vĩ… phi thường… sửng sốt. Frankopan là một người bạn đồng hành hồ hởi cho hành trình dọc theo những con đường đã mang tơ lụa, nô lệ, các ý tưởng, tôn giáo và bệnh tật; xung quanh những con đường đó ngày nay có thể chính là định mệnh tương lai của thế giới.” – Vanity Fair.
“Một nghiên cứu choáng ngợp và đáng đọc một cách say sưa… Những con đường tơ lụa làm đảo lộn những tri kiến đã được chấp nhận.” – New Zealand Herald.
“Những chi tiết mang tính giai thoại làm mê đắm… Đó là một bức tranh với khổ siêu rộng và bao phủ hơn 2000 năm lịch sử… Một chuyến xe lửa cao tốc đầy hứng khởi.” – Business Standard.
TRÍCH ĐOẠN
“Những Con đường Tơ lụa này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của thế giới, kết nối các dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, mắt thường không nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu được những kết nối này cho phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao. Dẫu vậy, bất chấp tầm quan trọng của khu vực này trên thế giới, nó đã bị lãng quên trong lịch sử chủ lưu. Một phần nguyên do là điều vẫn được gọi là “Đông phương luận” – một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu cực về phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn so với phương Tây, bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc.
Nhưng nó cũng có nguyên do từ thực tế là câu chuyện quá khứ đã bị ngự trị và được xác lập vững chắc tới mức không còn chỗ cho một vùng đất từ lâu đã bị coi là bên lề câu chuyện về sự vươn lên của châu Âu và xã hội phương Tây.” – Peter Frankopan.
VỀ TÁC GIẢ
Peter Frankopan
Sinh năm 1971; là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu ở Đại học Oxford; Nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Worcester, Oxford.
Cuốn Những con đường tơ lụa – Một lịch sử mới về thế giới (Tựa gốc: The Silk Roads: A New History of The World) ngay từ lúc mới xuất bản đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phát hành.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới mẻ, cởi mở cùng lối thể hiện lịch sử văn minh như một chuyến du hành đầy hấp dẫn, chuyên chở một hàm lượng tri thức khổng lồ, đầy uyên bác của Peter Frankopan đã nhận được nhiều lời khen tặng, đánh giá cao từ giới phê bình.
Tác phẩm này đưa Peter Frankopan trở thành một tên tuổi mới và sáng giá trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử toàn cầu.
THÔNG TIN SÁCH:
Tên tác phẩm
Tác giả
Peter Frankopan
Kích thước
16 x 24cm
Loại bìa
Bìa mềm - Bìa cứng
Số trang
858 trang
Ngày xuất bản
Tháng 9/2019
Thể loại
Lịch sử
Nhà xuất bản
NXB Đà Nẵng
Đơn vị phát hành
Phanbook