Thấp thoáng Tố Như giữa “bông tuyết trắng” – PHANBOOK.VN

Thấp thoáng Tố Như giữa “bông tuyết trắng”


Năm 2020 – Kỉ niệm 255 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Xen lẫn trong hàng loạt những tác phẩm nhắc nhớ về cuộc đời, sự nghiệp của “một con người vẽ đất nước bằng văn”, tôi vô tình đọc được một mẩu truyện ngắn của tác giả Hiền Trang, nằm trong cuốn sách "Dưới mái hiên đêm, những khách lạ" mới được xuất bản của chị.

Trong đó có một phân cảnh (tôi tạm gọi như vậy) nói về việc người lữ thứ Tố Như ghé vào một quán trọ miền sơn cước. Khi chàng bước vào phòng thì thay vì một chiếc giường, nhà trọ đã kê vào đó một cỗ quan tài. Lí giải cho sự kiện lạ lùng đó, ông chủ nhà trọ giải thích, vì những tin đồn vô căn cứ về một loại gỗ quý ở vùng này nên đã có rất nhiều người tìm đến đây để tự tử.

Họ cứ nằm trên giường (thay vào đó là một chiếc quan tài) và chết, để đến khi xác bốc mùi thối rữa thì người ta chỉ việc đậy nắp quan tài đem đi chôn là xong. Nhưng Tố Như chưa từng sợ chết, bởi trong các tác phẩm của mình, chàng coi cái chết như một người bạn vong niên, hiền triết và thong thả; chàng cứ thế chui vào quan tài nằm ngủ mê mệt và đến khi tỉnh giấc thì ngoài trời tuyết đã rơi. Tuyết tháng Tư.

Ảnh: L.G.


Cho tới khi tôi gặp Tố Như của Hiền Trang, một Tố Như “Có chiều phong vận, có chiều thanh tân/ Sương in mặt tuyết pha thân/ Sen vàng lãng đãng như gần như xa” thì tôi mới bừng tỉnh, có lẽ nào Tố Như nên là như thế. Nhất là khi chàng (trong văn chương của Hiền Trang) lặng lẽ mở cửa sổ để đón những bóng trắng nhỏ trinh bạch rơi theo đường xiên chéo một cách vô ưu trước nhãn quan lần đầu của chàng.Tôi thực sự ấn tượng với hình ảnh một chàng Tố Như trong nét điêu khắc bằng chữ nghĩa của nữ văn sĩ. Trước đây tôi cứ luôn hình dung Nguyễn Du với dáng vẻ của một “ông già nhà quê chắp nhặt chữ nghĩa dông dài” và tâm hồn là một phiến gỗ tầm thước nhưng bị cào rạch chằng chịt bởi những nét đâm đau đớn của một con người chịu nhiều ẩn ức bi thương. Và trong một khoảng thời gian dài tôi luôn định kiến mình buộc phải tư duy như thế về Nguyễn Du và văn chương của ông.

Thế nhưng ẩn sau sự vô ưu nằm ngoài diện mạo ấy thì có lẽ những bông tuyết nghịch mùa đến với người lữ thứ Tố Như sau giấc ngủ say sưa trong chiếc quan tài làm bằng gỗ quý chính là những âm hồn vương vãi trong suốt dọc đời sống văn chương của chàng. Những âm hồn kêu khóc nỉ non được bọc kín đáo tỉ mẩn bằng vỏ ngoài của những bông tuyết trắng – hay chính là sự lạnh băng đến tàn nhẫn của chữ nghĩa?

Người ta nói Nguyễn Du ám ảnh với cái chết, bởi không dưới một lần ông đề cập đến cái chết trong các tác phẩm của mình. Những nhân vật chập chờn như Đạm Tiên, Tiểu Thanh hay nguyên một quần thể người chết trong “Văn tế thập loại chúng sinh” đã đành mà ngay cả khi uống rượu (Đối tửu), ông cũng lờ mờ nhắc về cái chết: “Sinh tiền bất tận tôn trung tửu/ Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi?” (Lúc sống không uống cạn chén rượu/ Chết rồi, ai rưới trên mồ cho?). Nhưng có hề gì đâu, có những thứ xác tín mang tính lí tưởng.

Đại văn hào Shakespeare đã chẳng để cho Hamlet kết liễu đức Vua Claudius và sau đó chàng cũng nằm xuống bởi vết đâm bằng mũi kiếm tẩm độc từ Laetes, rồi khép lại một tấn trò đời mà tất cả mọi nhân vật đều đón lấy cái chết một cách tuần tự như dòng người xếp hàng trong một buổi đại hạ giá. Polonius chết, Ophelia chết và cả hoàng hậu Gertrude cũng chết. Shakespeare coi cái chết trong “Hamlet” như một đối tác kí sinh để từ đó ông dễ dàng cụ thể hóa sự tan vỡ của lí tưởng nhân văn (A. Lunasarski gọi Hamlet là “người khóc than cho số phận toàn nhân loại”).

Điều đó xuất phát từ việc Shakespeare (có lẽ) chưa khi nào mất niềm tin vào tương lai. Còn Nguyễn Du, như đã nói ở trên, với những “đại tự sự” của mình, ông lẳng lặng đón cái chết đến với nhân vật của mình như một nhẽ dĩ ngẫu của tạo hóa. Thứ quy luật ở một xứ sở quy ước mọi biến thiên dâu bể bằng nhân-quả và nhân-duyên. Và ở đó cái chết đôi khi không phải là kết thúc của bản hòa tấu mà chỉ là một đoạn nhạc dạo nhàm tẻ, đơn điệu để chờ mở màn trường đoạn mới vẫn còn đang khúc mắc ở phần giai điệu.

Nhưng nếu nói cái chết trong tác phẩm của Shakespeare như một tảng băng lừng lững trôi trên biển lớn – đầy kiêu hãnh và gây sự chú ý thì cái chết trong văn chương Nguyễn Du chỉ là vài ba bông hoa tuyết khẽ khàng chạm vào má của người cô lữ trong một chạng vạng bất cẩn. Điều này đã được thể hiện rõ bởi sự xuất hiện của nhân vật Đạm Tiên trong “Đoạn trường tân thanh”.

Sự xuất hiện của nàng luôn đồng nhất với từng cột mốc của cuộc đời của Kiều, và mặc dù nàng chỉ xuất hiện trong không gian siêu hình (metaphysical setting) mà cụ thể nhất là cõi ma, khác với cõi tạm của Kiều. Không giống như hồn ma vua cha hiện về báo mộng cho Hamlet để phơi bày sự thật trong cái chết của mình, Đạm Tiên chứa nhiều ngụ ẩn hơn trong mỗi lần “đào nguyên lạc lối”.

Đó cũng là sự lí giải cho câu hỏi vì sao trong “Kim Vân Kiều truyện”, Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả nấm mồ Đạm Tiên là một ngôi mộ lớn (nhất tòa cô trủng) còn ở trong “Đoạn trường tân thanh”, Nguyễn Du lại chỉ vẩy vài nét gợi màu cô tịch: “Sè sè nắm đất bên đường/ Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.

Số phận Đạm Tiên đã được triệt để hóa một cách tàn nhẫn: “Sống làm vợ khắp người ta/ Khéo thay thác xuống làm ma không chồng” đã đành mà ngay cả nấm mồ cũng héo tàn, hoang lạnh đến độ đau lòng. Điều đó không có gì là khó hiểu bởi người con gái Nguyễn Du chọn theo chân là Vương Thúy Kiều, giả sử người ấy là Đạm Tiên thì chưa chắc ông đã chấm bút viết nên câu: “Sinh rằng giải cấu là duyên/ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”, bởi trong ván cờ của Đạm Tiên, con tạo mới là đấng hô phong hoán vũ. Và cũng phải là Kiều, thì Nguyễn Du mới có thể dùng “con mắt nhìn suốt sáu cõi” mà chữa cho tròn những đáp án sai đã lỡ trong mệnh kiếp trước của nàng Đạm Tiên.

Đạm Tiên lướt qua trong đời Kiều như một sự run rủi của định mệnh dành cho Nguyễn Du. Với Đạm Tiên, Nguyễn Du được nếm trải cảm giác của một kẻ “thác là thể phách còn là tinh anh”.

Cái phần “tinh anh” ấy được thỏa sức vô can với đời, cứ như thể Đạm Tiên mới là người nói ra câu “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” chứ không phải Nguyễn Du. Chỉ có người chết mới điềm mặc mà “trông” được hết thảy, mới nghe thấy hết thảy để rồi lại “đau đớn lòng” hơn hết thảy. Chẳng thể làm gì, chẳng thể can hệ gì như những bông tuyết tháng tư trái mùa, dù bất thường, bất định nhưng vẫn cứ vô ưu mà rơi trong phần u huyền của người cô lữ.

Cái chết đến trong văn chương của Nguyễn Du đôi khi không nằm trong định dạng của “nát thân bồ liễu”. “Long thành cầm giả ca” từng nhắc đến cái chết kiểu này: “Tuyên phủ sứ quân vị dư trùng mãi tiếu/ Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu/ Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa/ Nhan xú thần khô hình lược tiểu/ Lang tạ tàn my bất sức trang/ Thùy tri tiện thị đương niên thành trung đệ nhất điệu” (Nay Tuyên phủ sứ bày cuộc vui đãi tôi/ Ca kỹ trẻ xinh cả một đám/ Chỉ có một người tóc hoa râm ngồi cuối phòng/ Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ/ Mày phờ phạc không điểm phấn tô son/ Sao mà đoán được người này là đệ nhất danh ca một thời).

Cô Cầm gảy đàn trong hồi ức của Nguyễn Du mặt đẹp như hoa, ngây thơ khả ái. Tiếng đàn của nàng “khoan như gió thổi qua rừng thông, trong như đôi hạc kêu nơi xa, mạnh như sét đánh tan bia Tiến Phúc, bi ai như Trang Tích lúc ốm ngâm rên tiếng Việt”. Ấy nhưng, đó là tiếng đàn của cô Cầm năm hai mươi mốt tuổi. Còn nếu như cô Cầm hai mươi năm sau lại được trao cho cây đàn huyền cầm năm nào để nâng phím rung dây, liệu có còn khoan, còn trong, còn mạnh, còn bi ai nữa hay không? Hay tiếng đàn ấy đã chết ngay từ khi Nguyễn Du quay gót rời khỏi đêm yến tiệc bên hồ Giám năm nào?

Một Nguyễn Du “thể phách” đã tạ thế tròn 200 năm. Chỉ là “thể phách” bởi một Tố Như “tinh anh” hãy còn trọn vẹn dáng vẻ “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”. Có lẽ lúc này đây chàng Tố Như vẫn đang phiêu du giữa những trầm bổng của bản đàn kết nên bởi hàng ngàn vạn bông tuyết lặng im mà một Nguyễn Du đã dành cả cuộc đời để nâng niu, trân trọng?


Chân Mỹ


Nguồn: http://antgct.cand.com.vn/Chuyen-de/Thap-thoang-To-Nhu-giua-bong-tuyet-trang-615856/
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

TAGS

Quà tết sách PATRICK MODIANO Kho đựng nỗi đau Hoa của phế tích Con chó mùa xuân PhanBook tuổi trẻ lạc lối nobel van chuong sách tieu thuyet Lam Phương Trăm nhớ ngàn thương Tủ sách Tân nhạc Nguyễn Ngọc Tư Biên sử nước tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư Tủ sách danh tác tủ sách danh tác giải trí tin tức COVID-19 CARL HONORÉ ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS GIẢI PHÁP TỪ TỐN Mekong Sông Mekong Những ngày cuối của dòng Mekong hùng vĩ Đầm Lầy David Biggs Brian Eyler bao chi gioi thieu sach Cẩm Giàng Cảm nhận Nguyen Tuong Bach Nguyễn Tường Tam Nguyễn Tường Thiết Nhất Linh Nhất Linh Cha Tôi PHANBOOK Sách mới lính Hàn Nguyễn Ngọc Tuyền Park Chung Hee Phong Nhất Phong Nhị Điện Bàn 1968 Koh Kyoung Tae Wu Ming-Yi Chiếc xe đạp mất cắp Man Booker2018 văn học Đài Loan WU MING YI nobel 2018 nganh xuat ban xuat ban giai man booker Patrick Modiano con chó mùa xuân kho đựng nỗi đau ký ức Con tim thủy tinh yêu thương đau khổ FREDERIC LENOIR Peter Frankopan cuộc thập tự chinh thứ nhất KHI BỐ CÒN THƠ 1 ALEXANDER RASKIN binh luan nguyễn vĩnh nguyên an ninh mạng BỊ THEO DÕI công nghệ máy tính Edward Snowden Con Chó Mùa Xuân Kho Đựng Nỗi Đau Phanbook Văn học Pháp Coronavirus ĐI TÌM HẠNH PHÚC Frederic Lenoir Du Tử Lê Những tùy bút cuối cùng chinh tri Donald Trump thơ André Gide Dụ ngôn đứa con hoang đàng đứa con đi hoang trở về Dưới mái hiên đêm những khách lạ Hiền Trang Văn học trẻ Đại dịch event sự kiện Flannery O'connor heinrich boll Kim Ân Những con đường tơ lụa The silk roads 1/6 Sách thiếu nhi Khuyến mãi KHUYẾN MÃI SALE THÁNG 3 WOMENSDAY QUỐC TẾ PHỤ NỮ SÁCH SALE MỌT SÁCH SĂN SALE PHANBOOKSALE Bùi Giáng Tuyển tập luận đề Bùi Giáng bình Kiều Bùi Giáng giảng Lục Vân Tiên truyện Phan Trần Chinh phụ ngâm Đà Lạt Nguyễn Vĩnh Nguyên Thảo Nguyên lên đồi hái sim Quốc Bảo Những lời bình yên Nhạc sĩ Quốc Bảo ca từ Nghe thuat hoa binh Ueshiba Morihei Aikido nguyen ngoc tu Biên Sử Nước ra mắt và ký tặng sách Maria Strasakova Ocean Vuong MacArthur Trời đêm những vết thương xuyên thấu thư gửi mina thuận bình luận Thương nhớ hoàng lan Trần Thùy Mai Trăng nơi đáy giếng Thập Tự Hoa Một chút màu xanh Nguyen Ngoc Tu Co dinh mot dam may nhạc sĩ Lam Phương qua đời Tin tức Báo chí Sách Tâm nhạc sĩ Quốc Bảo 7/7 GIOITHIEUSACH Phanbook event Nhất Linh cha tôi Văn hóa Sài Gòn Tủ sách biên khảo Sài Gòn man booker 2018 Sách hay 2019 Đà Lạt bên dưới sương mù Khó mà tìm được một người tốt TÁM THÁNG BA 8/3 GIẢM GIÁ giáo dục en Giải Thiên tài Khi bố còn thơ góp lá mùa xuân hoa của phế tích Văn chương của ký ức Phạm Công Luận khuyến mãi lịch xuân 2021 Thích Nhất Hạnh Đạt Lai Lạt Ma lịch bàn lịch bloc lịch treo tường Hiện pháp lạc trú Suối nguồn an vui PhanbookSale TẾT ĐỌC SÁCH - VƯỢT THỬ THÁCH jack weatherford Tuyển Tập Luận Đề Review Anthony Bourdain Kitchen Condidential hai tam hon trong dem Sống chậm cùng con Carl Honoré Tuổi thơ tìm thấy Không việc gì phải vội Corey Pein Thung lũng Silicon Để thương yêu vừa trong tầm với Lê An Nhiên Tản văn Giải sách hay 2019 Con gà đẻ trứng vàng Mỗi hơi thở một nụ cười Nguyễn Gia Trí Tố Như sale ValentinesDay Khúc thụy du Chúng ta những con đường Giữ đời cho nhau Yêu thương là tự do Tụng ca tình yêu Hai tâm hồn trong đêm Tình yêu Thuận Quảng Nam thảm sát Thích Phước An hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Tuần sách Văn Lang Phanbook_TuansachVanLang SÁCH THIẾU NHI Kafka Hemingway Điểm sách Dostoevsky Shakespeare Lev Tolstoi Tùy bút Về Huế Trần Kiêm Đoàn Huế Thành phố buồn tran le son y yeu thuong la tu do