Sài Gòn, những biểu tượng - Cách tiếp chạm bặt thiệp – PHANBOOK.VN

Sài Gòn, những biểu tượng - Cách tiếp chạm bặt thiệp và truyền cảm hứng

Sài Gòn, những biểu tượng là cách tiếp chạm nhỏ nhẹ, bặt thiệp và truyền cảm hứng với một vấn đề lớn lao của đô thị.

Sài Gòn, những biểu tượng và sắp tới sẽ với các ý tưởng khác xoay quanh văn hóa Sài Gòn sẽ làm sống lại hình thức báo chí giai phẩm vốn rất phổ biến tại Sài Gòn trước 1975 trong một không gian, điều kiện hiện đại, mới mẻ, phù hợp với nhu cầu đọc chậm của độc giả hôm nay.

Khởi đi từ ý tưởng bài viết trong phần Biên khảo của nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng về biểu tượng kiến trúc và điêu khắc trên các công trình mang hình thái Đông Dương, PHANBOOK đã đặt tựa cho tập sách này là Sài Gòn, những biểu tượng. Đó không phải là cách giải quyết vấn đề, mà là gợi mở, mời gọi những cuộc tìm tòi, khảo cứu, khai quật, khám phá và ghi nhận về hệ giá trị Sài Gòn hôm qua và hôm nay.

Góp vào ý hướng chủ đạo đó, còn có bài nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp – “Thương mại người Việt đầu thế kỷ 20 ở Sài Gòn và Chợ Lớn”. Bài viết điểm lại những đóng góp của làn sóng thương nghiệp, sự trỗi vượt của một số thương hiệu đầu tiên trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn, bước đầu xác lập vị thế kinh tế cho một đô thị, mà về sau, chúng ta gọi là “đầu tàu kinh tế”, “trung tâm kinh tế” quan trọng của đất nước.



Biểu tượng, từ đây không dừng lại ở khía cạnh vật thể, mà triển khai rộng hơn những gì phóng chiếu từ nội hàm lịch sử, văn hóa thị dân; là khởi sinh, tiếp biến cho đến tổng hòa những dấu chỉ nội tại để nhận diện/nhận biết Sài Gòn. Đó là những tiêu điểm văn hóa, nhân văn, bao gồm những chuyển động trong giáo dục, văn chương, nghệ thuật mang tính đặc thù Sài Gòn, theo đó, là sự tỏa sáng của những nhân vật, cả nổi tiếng và vô danh, phát lộ những gì được xem là biểu trưng cho linh hồn của nơi chốn.

Độc giả lần lượt đọc thấy chân dung nhà giáo, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, không gian giáo dục Đại học Văn Khoa thời vàng son qua hồi ức của Huỳnh Như Phương, tìm lại những phòng trà quen của Sài Gòn hoa lệ, thấp thoáng là Phạm Đình Chương, ban Hợp ca Thăng Long và bao khách phong lưu hào hoa của văn nghệ Sài Gòn một thưở.

Cảnh quan tinh thần và vật chất trong đời sống con người Sài Gòn ở thì quá khứ cho đến các cảm nhận, thao thức về cuộc chuyển dời hôm nay của các tác giả, là thị dân Sài Gòn nhiều thế hệ: Lưu Vĩ Lân, Phạm Công Luận, Nguyễn Quốc Việt, Phan Triều Hải, Nam Thụ, Bảo Uyên, Trần Lê Sơn Ý… đặt trong cảm thức không gian biểu tượng, phần nào gợi mở hứng thú cho những cuộc kiếm tìm dấu chỉ văn hóa đô thị Sài Gòn trong tương lai.

Hiểu và yêu Sài Gòn, trong chiều kích đó, là sự chưng cất giá trị hôm qua nối liền với hôm nay; gửi gắm giấc mơ chung về một đô thị phát triển bền vững, sung túc kinh tế và nhân văn.

Cuốn sách là những chăm chút từ hình thức đến nội dung; mong ước người đọc có một giai phẩm chủ đề văn hóa Sài Gòn đáng để theo dõi và đặt kỳ vọng trong đời sống xuất bản hôm nay.

PHANBOOK

BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

TAGS

1968 thảm sát Phong Nhất Phong Nhị lính Hàn Park Chung Hee Koh Kyoung Tae Điện Bàn Quảng Nam Nguyễn Ngọc Tuyền Phanbook TCBC gioi thieu sach Anthony Bourdain BỊ THEO DÕI an ninh mạng EDWARD SNOWDEN công nghệ máy tính trinh thám Biên sử nước Nguyễn Ngọc Tư tiểu thuyết BÙI GIÁNG Truyện Kiều Chinh phụ ngâm khúc Lục Vân Tiên Thúy Vân Tam Hợp Đạo Cô WU MING YI Chiếc xe đạp mất cắp Man Booker2018 The Stolen Bicycle DU TU LE GIOI THIEU SACH SÁCH Con đường phản bội Ha Jin Cáp Kim A map of betrayal PHANBOOK sách Đà Lạt Nguyễn Vĩnh Nguyên SÁCH MỚI Đầm lầy David Biggs GIOITHIEUSACH LÊ AN NHIÊN Sách Sách mới Khải Đơn Đi thật xa trên một chiếc camper ĐI TÌM HẠNH PHÚC FREDERIC LENOIR triết học Tâm lý Du Tử Lê Khúc Thụy Du Chúng ta những con đường Tô Thùy yên Thanh Tâm Tuyền Nguyên Sa Phạm Đình Chương Trịnh Công Sơn hai tâm hồn trong đêm Kent Haruf xuat ban THÍCH PHƯỚC AN văn thi sĩ miền Nam trước 1975 Bùi Giáng Nguyễn Đức Sơn Võ Hồng Hoài Khanh Tuệ Sỹ Phạm Công Thiện Quách Tấn Kim Ân ALEXANDER RASKIN KHI BỐ CÒN THƠ SÁCH THIẾU NHI Flannery O’Connor tủ sách danh tác Gioi thieu sach Không việc gì phải vội Carl Honoré Kính sợ và Run rẩy Triết học Søren Kierkegaard Tiểu thuyết Ký ức của ký ức Ký ức lạc loài W. G. Sebald Nobel văn chương Lam Phương Trăm nhớ ngàn thương Nguyễn Thanh Nhã Lên đồi hái sim Thảo Nguyên Truyện ngắn LỤA Alessandro Baricco Quế Sơn Một chuyến đi Nguyễn Nguyên Phước Nguyen Tuong Bach John Stevens Nguyễn Gia Trí Nhất Linh Cha Tôi Nguyễn Tường Thiết Tự Lực Văn Đoàn Nguyễn Tường Tam Nguyễn Tường Bách Cẩm Giàng Những con đường tơ lụa Peter Frankopan nhạc sĩ Quốc Bảo ca từ Mekong Brian Eyler Sinh thái Đầm Lầy Last days of the mighty Mekong Mekong Phù sa phiêu bạt Những ngày cuối của dòng Mekong hùng vĩ TRUYỆN NGẮN NỐI ĐUÔI NHAU ĐẾN VÔ CÙNG NGUYỄN HẢI VIỆT Jesse Peterson Juan Rulfo Rock Hà Nội Bolero Sài Gòn Jason Gibbs Tủ sách Tân nhạc Cảm nhận binh luan Sài Gòn tin tức Live work work work die Corey Pein Thung lũng Silicon Google Facebook FRIEDRICH DÜRRENMATT Thuận Gary Paul Nabhan Tinh thần sống xanh Florence Williams tieu thuyet Nguyễn Ngọc Thuần Sachmoi Trịnh Công Sơn và Bob Dylan TIỂU THUYẾT TỪNG BƯỚC CHÂN NỞ HOA KO UN NOBEL VĂN HỌC Alain Badiou & Nicolas Truong tụng ca tình yêu Tuổi thơ tìm thấy VỀ HUẾ TÙY BÚT TRẦN KIÊM ĐOÀN Nikos Kazantzaki Trung Quốc Trẻ Zak Dychtwald Young China