Bầy thiên sứ trong vườn – PHANBOOK.VN

Bầy thiên sứ trong vườn

Có lẽ Nguyễn Ngọc Thuần được biết đến nhiều hơn với “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” nhưng ấn tượng về tác giả khi lần đầu mang lại dấu ấn trong lòng độc giả trên văn đàn phải nhắc đến “Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ”.

Một đặc điểm dễ nhận thấy ở tác là là rất biết cách tạo cảm xúc nơi tựa sách của mình. Lần đầu tiên nghe tên sách trên kệ thư viện quốc gia thời sinh viên tôi đã vô cùng ấn tượng. Tựa sách có sức gợi mở, liên tưởng và gây tờ mò, rồi khi lật giở từng trang bạn phải tự thắt mở những nút gút cảm xúc như đưa mình lên ngao du một vùng đồi trong tâm tưởng, trong sương mù, trong mơ vậy.

Tôi nhớ “Thiên Sứ” của Phạm Thị Hoài với 16 mét vuông nhỏ cùng một cô bé không chịu lớn. Có phải thiên sứ luôn mang trong mình một sứ mệnh làm trẻ thơ và ngơ ngác trước cõi trần chăng? Thiên sứ của Nguyễn Ngọc Thuần quanh quẩn trong vườn, khi vườn không có mùa thu, để rồi mùa thu trôi tuột xuống một vùng đồi theo vạt nắng vàng, để những đứa trẻ đi tìm mùa thu của riêng mình, vì mùa thu trong mặc niệm của ông bố mang lại bệnh tật, mang lại sự chết trên những chiếc lá úa vàng.

Mỗi người đọc sẽ tự tìm thấy mình trong đó, trong bóng dáng của bầy thiên sứ dưới khu vườn, bầy thiên sứ mãi mãi không chịu lớn. Sự sống, cái chết, sự tái sinh bắt nguồn ở đó. Những trò chơi, những câu chuyện tủn mủn vụn vặt, con người thuần túy chỉ là một sinh vật mà tạo hóa gia ân hơn là được nói cười, được giải bày cảm xúc, được khóc. Con vật có khóc không?

Và may mắn hơn con vật, con người được quyết định sự chết của mình.

Những đứa trẻ ấy thèm muốn cái quyền lực đó, quyền được chết. Chúng giấu thuốc ngủ để đến một ngày chúng tự chôn vùi thực thể sống của mình. Chúng nghi ngờ cuộc sống, nhưng chúng cũng tha thiết cuộc sống đến vô cùng. Mỗi đứa mang một nỗi buồn và khuyết tật đến với thế gian, không đơn thuồn chỉ là những khiếm khuyết trên thân thể. Chúng cô đơn và lặng lẽ, chúng đi tìm một thế giới khác ngoài khu vườn. Nhưng vốn dĩ thế giới nhỏ bé của chúng đã được ông bó định đoạt, ông không muốn chúng bước ra ngoài cái không gian ông tạo dựng, đến cả thời gian ông cũng rút bớt mùa thu đi. Ông chôn vùi mùa thu, ông che giấu sự sợ hãi, ông muốn bảo vệ con mình khỏi những hiểm họa về bệnh tật. Nhưng ông bất lực, mùa thu vẫn ở đó, lấp ló dưới chân đồi, như cái chết vẫn ở đó, chờ ông.

Chúng ta ai cũng mơ ước mình lưu giữ được một phần ngây thơ, một phần thuần khiết, để khi mỏi mệt quá với cuộc đời dài rộng ngoài kia, ta có thể nức nở như trẻ thơ. Khu vườn vẫn ở đó, thấp thoáng nơi vùng trời ký ức của mỗi người. Mùa thu vẫn ở đó đợi chờ cho lá vàng rụng, cho cơn cảm cúm thời tiết thay đổi, và cho cái chết hiện diện như một tất yếu của sự sống. Không gì chắc chắn ngoài cái chết, nhưng sự hồi sinh vẫn tiếp nối, và sứ mạng mỗi người trên thế giới này có phải là thiên sứ chăng?

Cuốn sách được tái bản ngay thời điểm mùa hạ đã rụng dần về phía chân trời, có khi nào đọc xong bạn cảm tưởng như mình vừa đi qua mùa thu để lòng tê tái buốt giá như mùa đông không nhỉ. Tôi không chắc về cảm xúc của một người khi đọc một cuốn sách, trạng thái đó kỳ lạ và mơ hồ rất khó nắm bắt. Tôi chỉ tim rằng văn chương có thể thay đổi thế giới bên trong mỗi người, cũng như mang lại một mùa riêng biệt trong khu vườn tâm hồn bạn.

Sau cái chết của người cha, một trong những cô con gái sinh con. Không thấy thấp thoáng ai là bố đứa bé, tôi nghĩ bố nó chính là mùa thu, bản thân nó đã mang dấu ấn của sự chết ngay khi chào đời. Một thiên sứ sớm sẽ bay đi, vậy cớ sao còn xuất hiện nơi khu vườn đã nhuốm màu hoang phế?

Mỗi sự hiện diện của bất kỳ điều gì luôn có một lý do của riêng nó, ngay cả sự hiện diện ấy để khẳng định sự sống vỗn ngắn ngủi là kỳ dị. Toàn bộ câu chuyện là có thật hay chỉ như một cơn mê sảng, hay chỉ là giấc mơ được nối dài của một cô công chắc nhàm chán với công việc hằng ngày, muốn có thêm chút thi vị trong cuộc sống đã kể ra cho chồng mình nghe? Sao cũng được, mặc lòng bạn đọc, giấc mơ của người này có khi là cuộc đời của người khác. Đọc là cách bước vào khu vườn ẩn giấu những giấc mơ của người lạ, mà giấc mơ nào chẳng phi lý.

Nếu giấc mơ nào thực tế và chúng ta có thể nắm giữ được, có lẽ đó chính là cuộc đời của mỗi người.

 

Phi Yến

BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

TAGS

bao chi binh luan nganh xuat ban chinh tri Cảm nhận tieu thuyet sách Nguyễn Ngọc Thuần cảm nhận Trịnh Công Sơn Bob Dylan John C. Schafer Ky uc lac loai Tu sach danh tac Sách W. G. Sebald Tin tuc Một chuyến đi Nguyễn Nguyên Phước Review Tiểu thuyết CỬU LONG David Biggs Đầm Lầy để thương yêu vừa trong tầm với lê an nhiên tản văn review Để thương yêu vừa trong tầm với Lê An Nhiên Linh Son Cao Hanh Kien nobel van chuong Những con đường tơ lụa Lịch sử thế giới Peter Frankopan Pachinko Min Jin Lee hoa cúc dại Kim Ân Truyện ngắn Hiền Trang Dưới mái hiên đêm những khách lạ truyện ngắn Shosha tiểu thuyết Isaac Bashevis Singer heinrich boll xuat ban Khó mà tìm được một người tốt Flannery O’Connor Flannery O'Connor Du Tử Lê Khúc Thụy Du Thơ Kính sợ và run rẩy Kierkegaard Bình luận Ký ức lạc loài Ký ức của ký ức Nguyễn Vĩnh Nguyên Đà Lạt W.G. Sebald Lên đồi hái sim Thảo Nguyên Nikos Kazantzaki Bửu Ý Mùi hương trầm Nguyễn Tường Bách Kafka Lam Phương Trăm nhớ ngàn thương Nguyễn Thanh Nhã Tiểu sử Chân dung Tủ sách Tân nhạc KÝ ỨC CỦA KÝ ỨC Pedro Páramo Juan Rulfo Pedro Páramo Trăm năm cô đơn Sài Gòn Nguyễn Gia Trí Sáng tạo tin tức Tản văn Đầm lầy Từng bước chân nở hoa Ko Un Nhà thơ Phật giáo Little Pilgrim Sudhana Kinh Hoa Nghiêm hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Thích Phước An Tuệ Sỹ Bùi Giáng Phạm Công Thiện Hoài Khanh Võ Hồng Nguyễn Đức Sơn Quách Tấn Vỡ mộng André Gide Vườn đá tảng phương Đông Nikos Kazantzakis