Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường | Nguyễn Thị Thế
Tôi "bén duyên" với nhà văn Thạch Lam nhờ món quà của người chị họ vào mùa hè năm tôi học lớp 7. Cuốn "Tuyển tập Thạch Lam" bìa màu xanh lá, khổ nhỏ của nhà xuất bản Văn học. Tôi thích lắm, ngày nào cũng đọc một cách say sưa. Tôi thương người mẹ, thương những đứa trẻ trong "Nhà mẹ Lê", tôi day dứt với câu chuyện tình buồn trong "Dưới bóng hoàng lan". Văn Thạch Lam mang vẻ đẹp bàng bạc như sao trời mùa hạ, dịu dàng mà da diết, buồn mênh mang mà không bi lụy. Thấm đẫm trên từng trang văn là giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là trái tim của một nhà văn yêu thương con người từ tận trong cốt tủy. Và sau khi đọc "Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường" do chị gái của ông là bà Nguyễn Thị Thế viết, tôi càng hiểu hơn vì sao văn chương của Thạch Lam lại đẹp, lại lay động lòng người tới vậy.
Lật mở từng trang hồi ký, người đọc như đang được cùng với cô Năm Thế mở ra cánh cửa dẫn về một miền xa lắm, về lại những năm tháng tuổi thơ êm đềm bên gia đình và người thân nơi quê ngoại ở Cẩm Giàng (Hải Dương), nhìn lại những tháng ngày thăng trầm của gia đình với biết bao biến cố liên quan tới thời cuộc khi ấy.
Tôi thích những câu chuyện thuở nhỏ của tác giả. Nó có một phần nào đó giống với tuổi thơ của tôi.
Hình ảnh người mẹ đảm đang, tảo tần, ngày ngày buôn gánh bán bưng đủ nghề để có tiền nuôi sống gia đình và cho con cái ăn học nên người, nào chạy chợ, đi cân gạo, nấu thuốc phiện... Nó khiến tôi nhớ tới mẹ của mình. Ngày tôi còn rất nhỏ, mẹ cũng đã từng có một thời gian đi cân gạo khắp nơi như thế. Ngày bé, chị em tôi cũng được bố dẫn ra đồng chơi. Gia đình tôi cũng thường quây quần nấu bánh chưng ngày Tết, bố tôi cũng thường gói cho các con mấy cái bánh nhỏ nhưng bố gọi là "bánh cóc" chứ không phải là "bánh muội". Đọc những trang viết ấy tôi thấy ấm lòng vô cùng.
Cuốn sách nhỏ này cũng đã giúp tôi làm đầy thêm những hiểu biết ít ỏi của tôi về nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Nó được thành lập thế nào, hoạt động ra sao, những mẩu chuyện nhỏ bộc lộ chân dung, tính tình của nhà văn Thạch Lam, nhà văn mà tôi yêu mến. Tôi bắt gặp những con người thân thương, quen thuộc đã từ đời thực bước vào những trang văn của ông như bác Đối, bác Lê... Ở đời thực, bác Lê và các con của bác may mắn hơn vì đã gặp được những con người tử tế.
Tôi hiểu thêm về Nhất Linh, Hoàng Đạo cùng đời văn cũng như đời tư đầy trắc trở, sóng gió, bước đường làm chính trị chông gai và rồi cuối cùng vẫn thất bại của họ.
Bằng giọng văn dung dị, bình thản và chân thành, Nguyễn Thị Thế thủ thỉ kể chuyện nhà cho độc giả. Từng mảnh sử liệu, ký ức gia tộc, từng chuyện hợp tan, "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi" của gia đình Nguyễn Tường như được chắt chiu, chọn lọc một cách đầy khiêm tốn và trách nhiệm. Cuốn sách này thực sự là một tài liệu văn chương quý giá mà bạn nên tìm đọc.
- Review của bạn Hoàng Thu Anh trong Hội văn học kinh điển
Ảnh: Châu An
#Phanbook #Hồi_ký_về_gia_đình_Nguyễn_Tường #Nguyễn_Thị_Thế
Lật mở từng trang hồi ký, người đọc như đang được cùng với cô Năm Thế mở ra cánh cửa dẫn về một miền xa lắm, về lại những năm tháng tuổi thơ êm đềm bên gia đình và người thân nơi quê ngoại ở Cẩm Giàng (Hải Dương), nhìn lại những tháng ngày thăng trầm của gia đình với biết bao biến cố liên quan tới thời cuộc khi ấy.
Tôi thích những câu chuyện thuở nhỏ của tác giả. Nó có một phần nào đó giống với tuổi thơ của tôi.
Hình ảnh người mẹ đảm đang, tảo tần, ngày ngày buôn gánh bán bưng đủ nghề để có tiền nuôi sống gia đình và cho con cái ăn học nên người, nào chạy chợ, đi cân gạo, nấu thuốc phiện... Nó khiến tôi nhớ tới mẹ của mình. Ngày tôi còn rất nhỏ, mẹ cũng đã từng có một thời gian đi cân gạo khắp nơi như thế. Ngày bé, chị em tôi cũng được bố dẫn ra đồng chơi. Gia đình tôi cũng thường quây quần nấu bánh chưng ngày Tết, bố tôi cũng thường gói cho các con mấy cái bánh nhỏ nhưng bố gọi là "bánh cóc" chứ không phải là "bánh muội". Đọc những trang viết ấy tôi thấy ấm lòng vô cùng.
Cuốn sách nhỏ này cũng đã giúp tôi làm đầy thêm những hiểu biết ít ỏi của tôi về nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Nó được thành lập thế nào, hoạt động ra sao, những mẩu chuyện nhỏ bộc lộ chân dung, tính tình của nhà văn Thạch Lam, nhà văn mà tôi yêu mến. Tôi bắt gặp những con người thân thương, quen thuộc đã từ đời thực bước vào những trang văn của ông như bác Đối, bác Lê... Ở đời thực, bác Lê và các con của bác may mắn hơn vì đã gặp được những con người tử tế.
Tôi hiểu thêm về Nhất Linh, Hoàng Đạo cùng đời văn cũng như đời tư đầy trắc trở, sóng gió, bước đường làm chính trị chông gai và rồi cuối cùng vẫn thất bại của họ.
Bằng giọng văn dung dị, bình thản và chân thành, Nguyễn Thị Thế thủ thỉ kể chuyện nhà cho độc giả. Từng mảnh sử liệu, ký ức gia tộc, từng chuyện hợp tan, "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi" của gia đình Nguyễn Tường như được chắt chiu, chọn lọc một cách đầy khiêm tốn và trách nhiệm. Cuốn sách này thực sự là một tài liệu văn chương quý giá mà bạn nên tìm đọc.
- Review của bạn Hoàng Thu Anh trong Hội văn học kinh điển
Ảnh: Châu An
#Phanbook #Hồi_ký_về_gia_đình_Nguyễn_Tường #Nguyễn_Thị_Thế
BÌNH LUẬN