Kính Sợ Và Run Rẩy: Xứng Danh Kiệt Tác
Con người chối bỏ toàn bộ thế gian để dâng tặng tinh thần và thể xác cho Thiên Chúa [NẾU THIÊN CHÚA LÀ LÀ HIỆN HỮU]. Và cũng chính trong tác phẩm này, ông đã lấy một câu chuyện cổ phương Tây để ngụ ý đến việc Bố ông báng bổ Thánh Thần như thế nào!
Phép biện chứng hiện sinh trong tác phẩm này chính là việc CHỐI BỎ MỘT CÁCH VÔ MỤC ĐÍCH [VẮNG MẶT CỦA MỤC ĐÍCH LUẬN] ở chỗ một người bình thường xét theo 3 giai đoạn hiện sinh của Kierkegaard, từ thú vui thẩm mỹ (bao gồm tất cả những thói sa đọa, tao nhã hoặc sang trọng của đời sống), anh ta thích thú nhưng lại chán chường nó! Bởi lẽ nó không mang đến niềm vui cố định (vui lại hoàn buồn).
Anh ta chuyển sang giai đoạn thứ hai, là giai đoạn đạo đức đời sống, thế rồi những thứ tạo dựng nên các giá trị đạo đức cũng chỉ mang tính tạm thời, nó chứa đựng các yếu tố truy xét, xét lại, phê phán, không có điểm dừng. Đến lúc này, nỗi chán chường và sự tuyệt vọng còn kinh khủng hơn giai đoạn một. Socrates và Alexander đại đế có thể là 2 minh chứng cho tinh thần hiện sinh của Kierkegarrd. Khi Socrates chết vì niềm tin của mình, vì niềm kiêu hãnh, bỏ qua mọi mặc cảm tội lỗi của thế gian gắn cho ông. Alex thì lại khác, ông ta cho rằng hành động của mình là tốt cho ta và cho người... Nhưng bản tính của người thủ lĩnh, của một vị Vua đã đưa cái Tôi vị lợi của mình lên quá cao, và do vậy sự hi sinh và lòng kiêu hãnh của ông ta cũng chỉ là sự ĐÌNH BỎ TẠM THỜI CÓ TÍNH MỤC ĐÍCH. Do đó, ông ta cũng chỉ là tấn anh hùng của bi kịch!
Khác với hình ảnh mong muốn của Kierkegaard, anh hùng của Đức tin, từ Socrates là đức tin vững chãi của bản thân và đến Kierkegaard đó là anh hùng của đức tin đối với bậc tối thượng. Từ đây, ông chuyển sang giai đoạn thứ ba, đó là giai đoạn hiện sinh tôn giáo... Theo Kierkegaard, được sống trong giai đoạn này, con người mới có hạnh phúc. Hạnh phúc với sự chối bỏ lề thói tầm thường của thế gian để đến với lòng mộ đạo thông qua sự thể hiện bằng cách kính sợ và tuân phục tuyệt đối với Đấng Thiên Chúa. Ở đây, chỉ có tính vô vị lợi, vì sự sẵn sàng hi sinh đánh mất chính mình, chối bỏ mục đích [GÁC LẠI HOÀN TOÀN TÍNH MỤC ĐÍCH LUẬN] để rồi tìm thấy chính mình nơi THƯỢNG ĐẾ. Vì chỉ có Thượng Đế là nhân từ, bác ái và chân thật tuyệt đối!
Thêm nữa, Kierkegaard còn giải thích vì sao anh ta [CON NGƯỜI] lại không có được sự tuân phục tuyệt đối này?
Chiếu theo Phật học, nói theo ngôn ngữ Á Đông thì do anh ta còn tham lam nơi trần tục, những thú tạm bợ khiến anh ta đắm chìm trong đó. Ở đó có sự dẫn dắt của dục vọng, của chìm đắm, tình ái, mê say với âm thanh, hương vị [THẨM MỸ NƠI KIERKEGAARD], có lẽ ông ám chỉ đến chính mình vào lúc đó?
Anh ta bắt đầu nuông chiều cái NGÃ của mình - [HIM-SELF] bằng cách vun trồng nó bằng các chuẩn mực đạo đức, nhưng những hạt giống này lại trội hơn là những hạt giống của ĐỨC TIN trong chính TÂM HỒN của anh ta [MIND], cơn mưa trần thế đã khiến cho nó nảy mầm nhanh chóng đến độ những hạt giống THIỆN LÀNH, HƯỚNG THIỆN hỏng hết!
Và do vậy, ANH TA đã TỰ TƯỚC BỎ QUYỀN ĐƯỢC KÍNH SỢ THIÊN CHÚA!
(Review của bạn đọc Tuân Nguyễn)