LỤA: TÌNH YÊU ĐÂU CHỈ LÀ KHOÁI CẢM – PHANBOOK.VN

Lụa: Tình yêu đâu chỉ là khoái cảm

Khi đọc cuốn Yêu của Osho, tôi hiểu rằng tình yêu giống như thức ăn hay giấc ngủ, là hoạt động sống cơ bản nhất của con người. Đúng như thi sĩ Xuân Diệu đã viết: “Làm sao sống mà không yêu, không nhớ không thương một kẻ nào”. Tôi từng đọc qua những trang văn phảng phất cảm xúc mãnh liệt của tình cảm lứa đôi độ xuân thì hay những câu chuyện tình đẹp như cổ tích trong Cánh buồm đỏ thắm. Nhưng tình yêu có thực sự chỉ là những khoái cảm tột đỉnh của con người? Không, chắc chắn là không bởi “Yêu là chết trong lòng một ít”. Tình yêu đâu chỉ là những khi hương diễm nồng nàn, tình sâu ý đậm. Đó còn là những khoảng không nước mắt, đó cũng có thể là hố đen tuyệt vọng. Người ta thường ví tình yêu với những màu sắc, khi là sắc hồng đỏ quyến rũ, khi lại là sắc tím thủy chung của hoa oải hương, khi lại đầy bi kịch như sắc bỉ ngạn. Nhưng nếu tình yêu là một bản nhạc trắng, điều gì hiện lên trong khoảng không vô sắc ấy? Cuốn Lụa đã đưa tôi đến hành trình khám phá cung bậc lung linh trong khúc nhạc này…

Lụa - một cuốn sách rất nhỏ, chỉ vừa đủ cầm trong lòng bàn tay, những trang sách cũng đầy những khoảng trắng nhưng chắc chắn nó không dành cho những người thiếu kiên nhẫn bởi văn phong rất nhẹ, vừa đậm chất lãng mạn Tây phương lại vừa có nét hư ảo của xứ sở phù tang, những hình ảnh như thực như mơ chuyển động huyền ảo trong con mắt người đọc, đó là hình ảnh thôn làng Nhật Bản bí ẩn trong con mắt nhân vật chính - Joncour, hình ảnh giai nhân được tái hiện bằng những nét vẽ huyền hoặc của thi pháp Đông phương vừa sắc nét đủ bắt được hồn của cái đẹp vừa xa xôi, diệu vợi như ước muốn chẳng bao giờ có thể đạt tới của kẻ si tình,… Nếu không phải là một người nhẫn nại, bạn không nên đọc cuốn sách này bởi có lẽ bạn sẽ bị lạc lối trong biển ngôn từ, trong âm nhạc kì bí của nó.

Lụa là câu chuyện về mối tình đầy bi kịch của Joncour - một thương nhân buôn tơ tằm ở châu Âu và người thiếp của một lãnh chúa Nhật trong cuộc hành trình từ Tây sang Đông kiếm tìm nguồn trứng tằm. Trong truyện, Joncour đã có nhiều chuyến đi trong nhiều năm vượt các thảo nguyên bao la, băng qua bình nguyên và bồn địa Xibia lạnh lẽo, cuối cùng là vượt Thái Bình Dương để cập bến hòn đảo xa xôi phía cuối chân trời. Những chuyến phiêu lưu ấy đẹp như những vần thơ trong thần thoại khi người anh hùng vượt bao hiểm nguy để đến với giai nhân. Nàng đẹp một vẻ đẹp mong manh, huyền diệu, vẻ đẹp vừa thoáng nét Đông phương trong các bức họa cổ, vừa thấp thoáng, huyền hoặc như bước ra từ huyền thoại. Hình bóng nàng khi đậm khi thanh trong con mắt kẻ si tình kia nhưng bao giờ cũng toát nên sự quyến rũ bí ẩn. Gần như không có một lời nào, một âm thanh nào hiện lện trong mối tương giao của Joncour và nàng, sự say mê, rung cảm mãnh liệt, niềm khát khao và cả nỗi tuyệt vọng đều được thể hiện trong cái im lặng hữu hình… Một cử chỉ thôi, một ánh mắt thôi, một dòng chữ thôi đọng lại bao âm vang từ cõi lòng, bao niềm khắc khoải nhớ nhung, bao nỗi tuyệt vọng và si mê dần đầy lên dọc con đường mênh mông nối Đông-Tây và thời gian dằng dặc của ngàn ngày.

Nhưng dường như không bao giờ họ có thể chạm vào giấc mơ cổ tích ấy, chẳng bao giờ có thể trọn vẹn tận hưởng mối tình say đắm và hạnh phúc trọn đời. Bi cảm thấm vào trong từng câu chữ, từ khoảnh khắc gặp gỡ đầy thiêng liêng đến cái chạm nhẹ trên da thịt, đến những ảo ảnh tồn tại trong hồi ức. Bản hòa tấu không lời vừa vang vọng tình cảm cháy bỏng, cảm xúc nóng hổi của văn học Tây phương vừa thấm đẫm niềm xót xa, bi cảm của văn học cổ pương Đông, vừa tha thiết ngân vang vừa lắng đọng, sâu sắc.

Nhưng có lẽ nốt nhạc gây nhiều xao xuyến và ám ảnh nhất không phải là mối tình si mà là nỗi niềm giấu kín, sự cô độc, tuyệt vọng, hy sinh âm thầm nơi người vợ hiền. Helene thấu hiểu khát khao mãnh liệt của chồng với người phụ nữ mà anh sẽ không bao giờ chạm tới ở bên kia đại dương. Nàng giấu nỗi đau, sự xót xa ấy, lặng lẽ bao dung, yêu thương, hy sinh làm dịu đi sự tuyệt vọng, sự thổn thức trong lòng anh.

Đây không phải là tình ái bởi nó vượt lên trên cảm xúc mãnh liệt… Tình yêu đâu chỉ là thưởng thức hạnh phúc khi có người tri âm giữa thế gian lạnh lẽo, đó còn là sự thấu hiểu, sẻ chia, bao dung, thứ tha, đó còn là sự cô độc, nỗi tuyệt vọng… Vậy tại sao người ta còn yêu? Bởi tình yêu có thể làm cho con người tận hưởng tửng khoảnh khắc của cuộc đời mãnh liệt nhất, cảm được chất người dâng đầy trong cơ thể vật lí và cả tâm hồn.

Như tấm lụa mềm mại, những xúc cảm đan xen trong từng câu văn nhẹ hàng len lỏi chạm vào sợi tơ lòng của độc giả, khẽ rung lên thanh âm đầy ám ảnh.

- Bài review của bạn Ariadne

Ảnh: Mai Thy

#Phanbook #Lụa #Alessandro_Barico

BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

TAGS

bao chi binh luan nganh xuat ban chinh tri Cảm nhận tieu thuyet sách Nguyễn Ngọc Thuần cảm nhận Trịnh Công Sơn Bob Dylan John C. Schafer Ky uc lac loai Tu sach danh tac Sách W. G. Sebald Tin tuc Một chuyến đi Nguyễn Nguyên Phước Review Tiểu thuyết CỬU LONG David Biggs Đầm Lầy để thương yêu vừa trong tầm với lê an nhiên tản văn review Để thương yêu vừa trong tầm với Lê An Nhiên Linh Son Cao Hanh Kien nobel van chuong Những con đường tơ lụa Lịch sử thế giới Peter Frankopan Pachinko Min Jin Lee hoa cúc dại Kim Ân Truyện ngắn Hiền Trang Dưới mái hiên đêm những khách lạ truyện ngắn Shosha tiểu thuyết Isaac Bashevis Singer heinrich boll xuat ban Khó mà tìm được một người tốt Flannery O’Connor Flannery O'Connor Du Tử Lê Khúc Thụy Du Thơ Kính sợ và run rẩy Kierkegaard Bình luận Ký ức lạc loài Ký ức của ký ức Nguyễn Vĩnh Nguyên Đà Lạt W.G. Sebald Lên đồi hái sim Thảo Nguyên Nikos Kazantzaki Bửu Ý Mùi hương trầm Nguyễn Tường Bách Kafka Lam Phương Trăm nhớ ngàn thương Nguyễn Thanh Nhã Tiểu sử Chân dung Tủ sách Tân nhạc KÝ ỨC CỦA KÝ ỨC Pedro Páramo Juan Rulfo Pedro Páramo Trăm năm cô đơn Sài Gòn Nguyễn Gia Trí Sáng tạo tin tức Tản văn Đầm lầy Từng bước chân nở hoa Ko Un Nhà thơ Phật giáo Little Pilgrim Sudhana Kinh Hoa Nghiêm hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Thích Phước An Tuệ Sỹ Bùi Giáng Phạm Công Thiện Hoài Khanh Võ Hồng Nguyễn Đức Sơn Quách Tấn Vỡ mộng André Gide Vườn đá tảng phương Đông Nikos Kazantzakis