Nhâm nhi quyển sách này tại Đà Lạt và bạn sẽ hiểu vì sao nó lại mang t – PHANBOOK.VN

Nhâm nhi quyển sách này tại Đà Lạt và bạn sẽ hiểu vì sao nó lại mang tên “Ký Ức Của Ký Ức”

Người ta cho rằng hoài niệm là một khái niệm vừa buồn bã vừa siêu thực, và Nguyễn Vĩnh Nguyên đã không phản đối điều này trong quyển tiểu thuyết mang tên “Ký Ức Của Ký Ức” mới nhất của mình.

Còn chỗ nào “hợp lý” hơn Đà Lạt?

Đà Lạt – nơi để người ta rong ruổi trong cuộc kiếm tìm mơ hồ, để đi khắp con dốc này đến ngã ba khác, để ngồi trong một góc quán và trầm ngâm một nỗi ưu tư riêng lẻ.

Mối thời gian đi ngược, những mảng sáng tối của không gian Đà Lạt trong sương mù và trong tâm tưởng mỗi nhân vật ở đó, thậm chí cách lời thoại của nhân vật cô đọng đến tối đa và hành tung mù mờ khó tưởng là những yếu tố Nguyễn Vĩnh Nguyên dùng để kể câu chuyện của mình. Người đọc không tránh khỏi thốt lên khi từng trang sách trôi qua: “Đúng là Đà Lạt đây rồi!” 

Đà Lạt của Nguyễn Vĩnh Nguyên rất giống với Paris của Patrick Modiano, khi những nhân vật “tôi” tìm kiếm được quá nhiều thứ chỉ thông qua những mảng màu ký ức lẩn khuất kỹ lưỡng trong nhịp sống thường nhật.

Và càng bóc tách, những nhân vật tôi ấy đều sẽ cuốn vào một hành trình. Gọi là hành trình, nhưng hành trình ấy chỉ rong ruổi quanh chính thành phố họ vừa yêu vừa sợ vừa ám ảnh vừa muốn trốn chạy.

Họ đi đi lại lại giữa con đường này đến quán xá nọ, lần theo những manh mối từ ký ức chấp chới mù mờ của những công dân khác, để tìm ra điều gì đó. Cuối cùng, chính họ cũng không biết. Phải chăng có một ai đó từng có một cuộc đời gắn với chính góc quán họ hay ngồi? Có khi là chính họ, có khi lại là sản phẩm của trí tưởng tượng. 

Người ta hay ví von Paris và Đà Lạt. Nếu không phải vì những chất gì rất Pháp ẩn chứa trong những căn biệt thự cũ kỹ, hay vỉa hè lát đá ướt át, thì có lẽ nguyên nhân hợp lý nhất để giải thích cho sự ví von này chính là bởi bầu không khí mà cả hai thành phố ấy mang đến cho họ.

Đó là thứ không khí nặng nề ướt át của tầng tầng lớp lớp tuổi trẻ rong chơi, phản chiếu đời sống văn hóa văn nghệ của một lớp nghệ sĩ như Trịnh Cung, Trịnh Công Sơn hay Đình Cường. Đúng là để viết về hoài niệm, không có chỗ nào “hợp lý” hơn Đà Lạt. 

Thể nghiệm văn chương 

Tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Vĩnh Nguyên có thể khiến người đọc bối rối ở những trang viết đầu tiên. Đó là những miêu tả chi tiết về một bức chân dung, sơ đồ những nhà in ảnh ở một khu phố những năm 1970, quá khứ đẫm màu lịch sử, “giật gân” với các cuộc ám sát của một quán phở Bắc.

Đúng là phải có những biên khảo chi tiết và sâu sắc về Đà Lạt đến như vậy trong những cuốn sách khác, Nguyễn Vĩnh Nguyên mới có thể lồng được vào Ký ức của ký ức chất liệu độc đáo của biên khảo. Những thông số tưởng khô khan, nhưng lại khớp nhặt không khiên cưỡng với nghề nghiệp của nhân vật tôi: một nhà biên khảo luôn vùi mình trong những trang sách tiếng Pháp cũ kỹ ở thư viện thành phố. 

Nhưng nhà biên khảo – nhân vật tôi, lại tình cờ là kẻ quá nhiều ưu tư, anh ta theo đuổi bóng hình của người lạ, phần vì sống quá nhiều trong hoài niệm, phần vì muốn giải phóng chính mình khỏi nó.

Và đó là khi câu chuyện với nhiều tầng hoài niệm bí ẩn và bi lụy được bóc tách dần, như bức tranh bước dần ra khỏi làn sương để được soi rạng dưới ánh nắng ấm áp. Từ chỗ khó nhọc chạy theo quy trình tư duy của nhân vật tôi, người đọc dần phát triển cái nhu cầu cần phải khám phá bí mật ẩn chứa trong cuộc đời mỗi nhân vật đến mức khó có thể tách rời khỏi những trang sách. 

Ký Ức Của Ký Ức không đơn thuần chỉ là một áng văn. Thảng hoặc trong những trang sách, người đọc sẽ bắt gặp âm thanh bản concerto của Chopin hay Rachmanioff vang lên đâu đó trong những trang sách, như một tấm phông nền kịch nghệ ru người ta vào cuộc khám phá thế giới chân thiện mỹ.

Nhưng đó mới là Đà Lạt. Nếu chỉ là một cõi mộng mơ, có lẽ Đà Lạt đã không thể níu kéo nhiều trái tim đến như vậy. Đà Lạt bản thân nó là một nàng thơ, nơi mỗi người tự khắc sẽ cho mình quyền được chìm đắm trong bản thể, nuông chiều bản thân với những mảng màu của nghệ thuật: sách, nhạc, hội họa, thơ ca, nhiếp ảnh hay bất cứ điều gì, với bất cứ ai. 

Nếu cần phô trương, bạn nên mang cuốn sách này đến Đà Lạt, ngồi ở một góc cà phê Tùng, và đôi lúc ngẩng lên, nhìn ra khung cửa sổ lớn choáng cả mảng tưởng, bạn sẽ hiểu vì sao nó lại có tên Ký Ức Của Ký Ức.

Vân Anh/Barcodemagazine.vn

BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

TAGS

bao chi binh luan nganh xuat ban chinh tri Cảm nhận tieu thuyet sách Nguyễn Ngọc Thuần cảm nhận Trịnh Công Sơn Bob Dylan John C. Schafer Ky uc lac loai Tu sach danh tac Sách W. G. Sebald Tin tuc Một chuyến đi Nguyễn Nguyên Phước Review Tiểu thuyết CỬU LONG David Biggs Đầm Lầy để thương yêu vừa trong tầm với lê an nhiên tản văn review Để thương yêu vừa trong tầm với Lê An Nhiên Linh Son Cao Hanh Kien nobel van chuong Những con đường tơ lụa Lịch sử thế giới Peter Frankopan Pachinko Min Jin Lee hoa cúc dại Kim Ân Truyện ngắn Hiền Trang Dưới mái hiên đêm những khách lạ truyện ngắn Shosha tiểu thuyết Isaac Bashevis Singer heinrich boll xuat ban Khó mà tìm được một người tốt Flannery O’Connor Flannery O'Connor Du Tử Lê Khúc Thụy Du Thơ Kính sợ và run rẩy Kierkegaard Bình luận Ký ức lạc loài Ký ức của ký ức Nguyễn Vĩnh Nguyên Đà Lạt W.G. Sebald Lên đồi hái sim Thảo Nguyên Nikos Kazantzaki Bửu Ý Mùi hương trầm Nguyễn Tường Bách Kafka Lam Phương Trăm nhớ ngàn thương Nguyễn Thanh Nhã Tiểu sử Chân dung Tủ sách Tân nhạc KÝ ỨC CỦA KÝ ỨC Pedro Páramo Juan Rulfo Pedro Páramo Trăm năm cô đơn Sài Gòn Nguyễn Gia Trí Sáng tạo tin tức Tản văn Đầm lầy Từng bước chân nở hoa Ko Un Nhà thơ Phật giáo Little Pilgrim Sudhana Kinh Hoa Nghiêm hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Thích Phước An Tuệ Sỹ Bùi Giáng Phạm Công Thiện Hoài Khanh Võ Hồng Nguyễn Đức Sơn Quách Tấn Vỡ mộng André Gide Vườn đá tảng phương Đông Nikos Kazantzakis