Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ | Nguyễn Ngọc Thuần
Đọc xong trang cuối, một cảm giác bối rối khá lớn hình thành. Cũng không dễ để phân định hay, dở; sáng tạo hay quá mộng tưởng, "Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ" quái và xa xăm vô cùng tận.
Quái ngay từ cái tên, nghe rất kích thích và gợi tò mò dữ dội. Và quái ở cách mở đầu mà phải mất gần 80 trang mình mới định hình được rõ nét tình huống mà Nguyễn Ngọc Thuần dựng nên, một ngôi nhà được bọc trong một khu vườn hoa cỏ tràn đầy, một người cha và ba đứa con gái cũng quái đản không kém. Con Hai khó chịu, con Ba thích vũ lực, con Út bị tật chân luôn là sinh linh bé bỏng. Người cha ý thức được tình cảnh của những người con nên ông tạo cho chúng một thế giới riêng biệt, ông đặt chúng trong một vùng an toàn để tránh những điều tồi tệ len lỏi vào cuộc sống của đám con. Dường như không chỉ có người cha giam những đứa con mà chính Nguyễn Ngọc Thuần cũng "giam" luôn độc giả của mình trong cái thế giới đó, khi cuộc sống của gia đình đó nhập nhoạng giữa làn ranh thực-ảo, nhưng rất thơ và rất liền lạc, cuốn mê ly.
Nguyễn Ngọc Thuần chuyên viết truyện cho thiếu nhi và tất nhiên sẽ để lại một bài học suy ngẫm gì đó về cuộc sống. Riêng trong "Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ", để nói cho rạch ròi những bài học quả thực không dễ, vì cốt truyện dị thường. Tuy vậy, ẩn giữa những con chữ là một bài học về cách bảo bọc con cái. Người cha luôn chăm bẵm cho con và chính ông định hình ngay cả những ký ức tuổi thơ của chúng, nhưng điều đó là yêu thương hay đang đẩy chúng vào sự phụ thuộc? Cái thiên đàng ấy, một khi bị phá vỡ, sẽ không thể bảo bọc được sự tò mò về thế giới bên ngoài. Và khi bi kịch ập đến, nó không thể chống đỡ được nữa.
Nguyễn Ngọc Thuần đặt ra 3 bi kịch trong truyện, dàn trải cho 3 thế hệ, từ người bố, người con đến người cháu. Nó đưa cảm xúc từ sự thương xót, đến kinh ngạc và kết lại bằng một sự bàng hoàng tội nghiệp. Không dễ để chấp nhận các bi kịch mà tác giả đưa ra (nhất là bi kịch thứ hai liên quan đến người con, nó vô lý và thật sự khiến mình ghét) nhưng nếu để ý, các bi kịch đó đều có dấu vết của việc thiếu đi hơi ấm của người mẹ thực thụ trong gia đình để làm cột chống và ươm mầm tâm hồn của trẻ thơ. Sắc đen của ích kỷ, độc ác choán lấy tâm hồn các nhân vật, và cách miêu tả hành động và suy nghĩ của bọn trẻ gây cảm giác hơi kinh dị về tâm lý. Mà thật, quyển này không phải là sứ giả tuổi thơ như "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" nên khuyến nghị không nên để trẻ nhỏ đọc.
"Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ" tiếp nối kiểu viết đã thành thương hiệu của Nguyễn Ngọc Thuần, luôn là trò chơi xoay vần ý tưởng lạ lùng rất khó đoán định được những gì sẽ diễn ra tiếp theo và ngôn từ gọn ghẽ, đẹp đẽ. Có nhiều câu rất có ý đồ, được bọc trong lớp ngôn ngữ sạch tinh tươm:
“Giây phút người ta chạm đất là giây phút người ta không rời mặt đất nữa, người ta thuộc về nó, thuộc về thế giới bên dưới bàn chân mình. Cho dù có ngước nhìn bầu trời xanh như thế nào thì người ta cũng thuộc về thế giới bên dưới lòng bàn chân mình”
Đấy, trong vắt, dễ thương nhưng không hề tầm thường.
Đọc "Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ" để thấy một Nguyễn Ngọc Thuần tăm tối, bi kịch và dạn dĩ trong các thể nghiệm mộng tưởng rất lạ. Và nó đủ cuốn để đi đến trang cuối cùng nhưng bạn cũng cần bình tĩnh để tiếp tục với nó.
- Cre: Tôi tư duy nên tôi đi lùng sách cũ
#Phanbook #Trên_đồi_cao_chăn_bầy_thiên_sứ #Nguyễn_Ngọc_Thuần
Quái ngay từ cái tên, nghe rất kích thích và gợi tò mò dữ dội. Và quái ở cách mở đầu mà phải mất gần 80 trang mình mới định hình được rõ nét tình huống mà Nguyễn Ngọc Thuần dựng nên, một ngôi nhà được bọc trong một khu vườn hoa cỏ tràn đầy, một người cha và ba đứa con gái cũng quái đản không kém. Con Hai khó chịu, con Ba thích vũ lực, con Út bị tật chân luôn là sinh linh bé bỏng. Người cha ý thức được tình cảnh của những người con nên ông tạo cho chúng một thế giới riêng biệt, ông đặt chúng trong một vùng an toàn để tránh những điều tồi tệ len lỏi vào cuộc sống của đám con. Dường như không chỉ có người cha giam những đứa con mà chính Nguyễn Ngọc Thuần cũng "giam" luôn độc giả của mình trong cái thế giới đó, khi cuộc sống của gia đình đó nhập nhoạng giữa làn ranh thực-ảo, nhưng rất thơ và rất liền lạc, cuốn mê ly.
Nguyễn Ngọc Thuần chuyên viết truyện cho thiếu nhi và tất nhiên sẽ để lại một bài học suy ngẫm gì đó về cuộc sống. Riêng trong "Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ", để nói cho rạch ròi những bài học quả thực không dễ, vì cốt truyện dị thường. Tuy vậy, ẩn giữa những con chữ là một bài học về cách bảo bọc con cái. Người cha luôn chăm bẵm cho con và chính ông định hình ngay cả những ký ức tuổi thơ của chúng, nhưng điều đó là yêu thương hay đang đẩy chúng vào sự phụ thuộc? Cái thiên đàng ấy, một khi bị phá vỡ, sẽ không thể bảo bọc được sự tò mò về thế giới bên ngoài. Và khi bi kịch ập đến, nó không thể chống đỡ được nữa.
Nguyễn Ngọc Thuần đặt ra 3 bi kịch trong truyện, dàn trải cho 3 thế hệ, từ người bố, người con đến người cháu. Nó đưa cảm xúc từ sự thương xót, đến kinh ngạc và kết lại bằng một sự bàng hoàng tội nghiệp. Không dễ để chấp nhận các bi kịch mà tác giả đưa ra (nhất là bi kịch thứ hai liên quan đến người con, nó vô lý và thật sự khiến mình ghét) nhưng nếu để ý, các bi kịch đó đều có dấu vết của việc thiếu đi hơi ấm của người mẹ thực thụ trong gia đình để làm cột chống và ươm mầm tâm hồn của trẻ thơ. Sắc đen của ích kỷ, độc ác choán lấy tâm hồn các nhân vật, và cách miêu tả hành động và suy nghĩ của bọn trẻ gây cảm giác hơi kinh dị về tâm lý. Mà thật, quyển này không phải là sứ giả tuổi thơ như "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" nên khuyến nghị không nên để trẻ nhỏ đọc.
"Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ" tiếp nối kiểu viết đã thành thương hiệu của Nguyễn Ngọc Thuần, luôn là trò chơi xoay vần ý tưởng lạ lùng rất khó đoán định được những gì sẽ diễn ra tiếp theo và ngôn từ gọn ghẽ, đẹp đẽ. Có nhiều câu rất có ý đồ, được bọc trong lớp ngôn ngữ sạch tinh tươm:
“Giây phút người ta chạm đất là giây phút người ta không rời mặt đất nữa, người ta thuộc về nó, thuộc về thế giới bên dưới bàn chân mình. Cho dù có ngước nhìn bầu trời xanh như thế nào thì người ta cũng thuộc về thế giới bên dưới lòng bàn chân mình”
Đấy, trong vắt, dễ thương nhưng không hề tầm thường.
Đọc "Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ" để thấy một Nguyễn Ngọc Thuần tăm tối, bi kịch và dạn dĩ trong các thể nghiệm mộng tưởng rất lạ. Và nó đủ cuốn để đi đến trang cuối cùng nhưng bạn cũng cần bình tĩnh để tiếp tục với nó.
- Cre: Tôi tư duy nên tôi đi lùng sách cũ
#Phanbook #Trên_đồi_cao_chăn_bầy_thiên_sứ #Nguyễn_Ngọc_Thuần
BÌNH LUẬN